TextBody

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN HOA, CÂY CẢNH

Center for Flowers, Ornamentals Research and Development

Tiếng Việt English

QUY TRÌNH KỸ THUẬT SẢN XUẤT HOA LAN KIẾM BẢN ĐỊA (Cymbidium sp.)

22/05/2017
72

Quy trình tóm tắt

Hiện nay ở Việt Nam trồng lan Kiếm bản địa không chỉ những là thú vui tiêu khiển mà đã là một nghề mang lại nguồn thu nhập kinh tế khá cao.

1. Giai đoạn cây nhỡ (sau 6  tháng tuổi):

- Khi cây cao cây từ 15 -20cm thì chuyển chậu cỡ: 8 x 12 x12cm. Nhiệt độ 20 -30oC, độ ẩm nhà nuôi trồng 75-85%. 

- Phun B1 20ml/100 lít nước, N-P205-K20+TE = 30-20-10+TE, liều lượng 80gam/100 lít nước.

2. Gai đoạn cây trưởng thành (sau 02 năm tuổi):

- Cây có thêm nhánh thì chuyển chậu 14 x 20 x 20cm.  

- Nhiệt độ: 25 - 30oC, Độ ẩm: 75-85%. 

- Pha B1 nồng độ 30ml cho 100 lít nước, phun định kỳ 5-7 ngày để bổ sung dinh dưỡng nhanh nhất cho cây. 

- Sau 15 ngày chuyển chậu, bón phân NPK 15-15-15 + TE với liều lượng 01g/chậu.

3. Giai đoạn cây phân hóa mầm hoa, ra hoa:

- Nhiệt độ: 16- 18oC vào ban đêm và 25 – 30oC vào ban ngày. 

- Độ ẩm: Độ ẩm nhà nuôi trồng từ 75 -85%. Tưới nước giảm dần về số lần tưới và lượng nước tưới. 

- Bón phân: NPK tỷ lệ 9:45:15, NPK chậm tan tỷ lệ: 15-15-15 +TE.

4. Giai đoạn cây sau nở hoa:

- Ánh sáng vừa phải, nhiệt độ 20-30oC. 

- Độ ẩm nhà nuôi trồng 75-85% .Tưới đẫm nước 1 lần. 

- Phân bón lá NPK tỷ lệ 30:10:10. Phân chậm tan 13-13-13 CaO +TE  kết hợp với phân hữu cơ để cây có đủ dinh dưỡng phục hồi và phát triển.

5. Thu hoạch:

- Để vận chuyển đi xa, tránh dập nát lá, hoa có thể đóng mỗi chậu hoa vào 1 túi ni lông vừa với kích thước của chậu hoa.

- Bảo quản tại nơi tiêu thụ:

  • Duy trì độ ẩm cho cây bằng việc tưới nước hàng ngày ở nơi tiêu thụ.
  • Tránh ánh sáng trực xạ với cường độ cao và nơi có gió lùa hoặc gió mạnh.

Mọi chi tiết xin liên hệ: Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Hoa, Cây cảnh - Viện Nghiên cứu Rau quả -Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội. Điện thoại: 0438.765.625 

 

Tin tức khác

PluginFacebook
TextFooter
Thông báo
Đóng