TextBody

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN HOA, CÂY CẢNH

Center for Flowers, Ornamentals Research and Development

Tiếng Việt English

NGUYỄN VĂN TIẾN VÀ CS (2020). HOÀN THIỆN QUY TRÌNH NHÂN GIỐNG LAN KIẾM THANH NGỌC (Cymbidium sinense var alba) BẰNG PHƯƠNG PHÁP NUÔI CẤY MÔ TẾ BÀO

28/05/2021
111

Nguyễn Văn Tiến, Đặng Văn Đông, Chu Thị Ngọc Mỹ, Nguyễn Văn Tỉnh, Dương Văn Minh (2020). Hoàn thiện quy trình nhân giống lan kiếm Thanh Ngọc (Cymbidium sinense var alba) bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào. Tạp chí KH&CN Nông nghiệp Việt Nam, tháng 9/2020, trang 88-93.

TÓM TẮT

Nghiên cứu hoàn thiện quy trình nhân giống lan kiếm Thanh Ngọc nhằm mục đích bảo tồn và phát triển loài lan quý, có giá trị thẩm mỹ và giá trị kinh tế cao. Kết quả nghiên cứu cho thấy nguồn vật liệu khởi động ban đầu tốt nhất là chồi nách ở thời điểm chiều cao >5-10 cm (mẫu in vitro) và đỉnh thân cây in vitro. Môi trường tốt nhất cho sự PSHT chồi từ đỉnh thân cây in vitro là MS + 1,5 mg/l BAP + 0,2 mg/l α-NAA + 100ml/l ND + 10g/l đường + 6 g/l agar. Môi trường MS + 2,5 mg/l BAP + 0,3 g/l THT + 50 g/l KT + 100 ml/l ND + 10g/l đường + 6 g/l agar là môi trường nhân nhanh tốt nhất cho hệ số nhân 5,03 lần và chất lượng chồi tốt. Môi trường tạo cây hoàn chỉnh tốt nhất là MS + 0,5 mg/l α-NAA + 2,0 g/l THT + 100 ml/l ND + 30g/l CT + 10 g/l đường + 6 g/l agar với số rễ/cây đạt 4,5 rễ, rễ dài 3,6 cm, lá dài 8,6 cm, trọng lượng cây đạt 2,5 g.

Từ khóa: Lan kiếm Thanh Ngọc (Cymbidium sinense var alba), quy trình nhân giống, nuôi cấy mô tế bào.

Tin tức khác

PluginFacebook
TextFooter
Thông báo
Đóng