Yêu cầu về ngoại cảnh của hoa đồng tiền
Nhiệt độ
Đa số các giống đồng tiền hiện nay đều ưa khí hậu mát mẻ, nhiệt độ để cây phát triển tốt dao động từ 15 – 25oC. Nhiệt độ lý tưởng để ra hoa là 22oC, nhiệt độ để nõn lá mở là 22 – 25oC. Tuy nhiên cây có thể chịu được nhiệt độ từ 13 – 32oC, một số giống chịu nhiệt cao hơn từ 30 – 40oC.
Nếu nhiệt độ dưới 15oC và cao hơn 27oC kéo dài cây sẽ sinh trưởng chậm, thời gian ra hoa kéo dài dẫn đến năng suất bị giảm, đồng thời hoa nhỏ, bị biến dạng, màu sắc nhợt nhạt, nhất là ở nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao.
Ảnh: Internet
Ánh sáng
Hoa đồng tiền là cây ưa sáng, ánh sáng đầy đủ sẽ sinh trưởng và phát triển tốt, hoa đẹp, độ bền cao, nhưng cường độ ánh sáng quá mạnh sẽ làm giảm cường độ quang hợp.
Ẩm độ
Đồng tiền là cây trồng cạn có sinh khối lớn, bộ lá to, tiêu hao nước nhiều, do vậy cũng chịu hạn kém nhưng cũng không chịu được úng. Đồng tiền sinh trưởng thuận lợi ở độ ẩm đất từ 60 – 70 %, độ ẩm không khí từ 55 – 65%.
Tùy vào giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây cần có nhu cầu về độ ẩm khác nhau. Đối với cây con mới trồng thì đòi hỏi độ ẩm khoảng 90 – 95%. Khi cây lớn dần nhu cầu về độ ẩm thấp hơn, khoảng 80%.
Đất, giá thể
Hoa đồng tiền không đòi hỏi khắt khe về đất, tuy nhiên cần chú ý các đặc điểm sau:
Đồng tiền thích hợp với đất tơi xốp, nhiều mùn, thoáng khí, khả năng giữ nước và thoát nước tốt, không bị đọng trong mùa mưa, tốt nhất là đất thịt pha cát.
Đất trồng đồng tiền cần thoát nước tốt, mực nước ngầm thấp và ổn định. Mực nước ngầm cao thường ẩm thấp, rễ cây dễ bị thối và bị bệnh nên cần thoát nước tốt.
Độ pH dao động từ 5,5 – 6,5, pH tối thích là 6,0 – 6,5.
Những điều cần biết khi trồng hoa đồng tiền
Hoa đồng tiền là loại hoa đẹp, nhiều chủng loại, nhiều màu sắc và rất được ưa chuộng. Hoa đồng tiền mang ý nghĩa may mắn, hạnh phúc trong cuộc sống, ngoài ra mỗi màu hoa đồng tiền còn có những ý nghĩa riêng về tình yêu và cuộc sống.
Cúc đồng tiền chia thành nhiều loại: Đồng tiền cao, đồng tiền lùn, đồng tiền đơn, đồng tiền kép… Trong đó đồng tiền cao thường trồng thành khóm trang trí vườn hoặc trồng để cắt cành cắm vào lọ trang trí. Đồng tiền lùn phù hợp với trồng chậu, trang trí kệ sách, bàn học, phòng khách, ban công… Đồng tiền kép là loại đồng tiền phổ biến và được ưa chuộng hơn đồng tiền đơn, tuy nhiên một số người chơi hoa lại đặc biệt yêu thích đồng tiền đơn vì vẻ mỏng manh và phong cách riêng của nó.
Tùy thuộc vào mục đích và sở thích mà bạn có thể chọn loại cúc đồng tiền phù hợp để trồng.
Ảnh: internet
Ngoài ra khi muốn trồng bất cứ loại cây nào nói chung và hoa đồng tiền nói riêng, bạn cần phải chú ý đến yêu cầu về ngoại cảnh, nhu cầu phân bón và cách chăm sóc chúng.
Bây giờ hãy cùng Namix tìm hiểu cách trồng và chăm sóc hoa đồng tiền nhé.
Cách trồng hoa đồng tiền
Chuẩn bị cây giống:
Hiện nay cây đồng tiền được trồng bằng cây con nuôi cấy mô, cây con giâm cành hoặc bằng hạt. Bạn có thể dễ dàng tìm mua giống hoa đồng tiền, tuy nhiên cần được giống có nguồn gốc rõ ràng, khỏe mạnh, sạch bệnh.
Cây giống đạt yêu cầu là cây có khoảng 5 – 6 lá thật, còn nguyên rễ, khỏe mạnh và sạch bệnh.
Ảnh: Internet
Nếu như bạn gieo bằng hạt thì nên gieo hạt vào khay nhựa ươm hạt khoảng 72 đến 105 lỗ trước, khi cây còn đạt yêu cầu rồi mới trồng ra chậu.
Chuẩn bị chậu hoặc khay trồng cây
Tùy vào mục đích trang trí và vị trí đặt chậu cây để chọn kích thước chậu phù hợp. Chậu hoặc khay trồng cần có lỗ thoát nước, nếu bạn trồng đồng tiền cao thì nên chọn chậu lớn, trồng giống lùn thì nên chọn chậu nhỏ, hoặc nếu trồng trong chậu hoặc khay lớn thì nên trồng ghép nhiều cây chung một chậu.
Chuẩn bị giá thể trồng
Đây được xem như là giai đoạn quan trọng nhất vì đồng tiền không thể chịu hạn nhưng cũng không thể chịu úng, giá thể trồng cần phải tơi xốp, giữ nước tốt nhưng cũng cần thoát nước nhanh.
Bạn có thể phối trộn mùn, phân bò hữu cơ hoai mục, xơ dừa, tro trấu, đất sạch để trồng cây. Một số công thức giá thể có thể tham khảo là:
⅓ xơ dừa : ⅓ tro trấu : ⅓ đất sạch
¼ xơ dừa : ¼ tro trấu : ¼ phân hữu cơ ủ hoai : ¼ đất sạch…
Cần làm sạch và khử khuẩn giá thể trước khi trồng cây vì cúc đồng tiền rất dễ nhiễm bệnh. Lưu ý nên xử lý xơ dừa và tro trấu bằng cách ngâm xả với nước, tránh để giá thể quá mặn sẽ gây yếu và chết cây.
Nếu bạn không có kinh nghiệm xử lý giá thể và thời gian lại eo hẹp, bạn có thể sử dụng đất trồng hoa Namix – đất trồng hoa Namix được sản xuất từ phân compost, mùn dừa, vỏ trấu nguyên cánh, vỏ cây, các loại giá thể đá perlite, pumice, phân chậm tan… Bổ sung Trichoderma spp. và Bacillus Thuringiensis. Đặc biệt phù hợp với loại hoa khó trồng đòi hỏi đất cần được xử lý kỹ lưỡng và tơi xốp như hoa đồng tiền, cẩm chướng…
Trồng hoa đồng tiền
Cho giá thể đã xử lý tốt vào gần đầy chậu, cách miệng chậu khoảng 3 cm. Đào một lỗ nhỏ đặt cây con xuống, lấp và nén chặt đất sao cho cây con đứng thẳng, cẩn thận tránh làm đứt rễ cây con.
Tưới nước
Tưới nhẹ một lượng nước vừa đủ để làm ẩm giá thể, tránh tưới quá mạnh làm đổ cây con con hoặc hở rễ cây vừa trồng.
Ảnh: Internet
Như vậy là bạn đã trồng xong chậu cây của riêng bạn rồi đó, chú ý chăm sóc đúng cách bạn để chậu hoa phát triển tốt và cho hoa rực rỡ nhé.
Chăm sóc hoa đồng tiền
Ánh sáng: Hoa đồng tiền ưa sáng nhưng không chịu được cường độ ánh sáng quá mạnh, bạn cần che lưới cho cây con vào thời gian đầu nếu trồng ngoài trời, hoặc thường xuyên phơi nắng cho cây nếu trồng trong nhà.
Nước tưới: Hoa đồng tiền không chịu được hạn cũng không chịu được úng, không ưa độ ẩm cao, độ ẩm cao dễ khiến hoa đồng tiền bị nấm bệnh. Nên tưới nước cho cây vào buổi sáng, tránh tưới vào chiều nắng, khi tưới nên tưới một lượng vừa phải làm ẩm giá thể nhưng không quá nhiều, kiểm tra khi giá thể khô mới nên tưới tiếp.
Bón phân: Cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cây bằng phân 20 – 20 – 15 + Te pha loãng sau khi rễ cây đã cứng cáp, tăng bón Kali cho cây khi hoa có dấu hiệu ra nụ và trổ bông. Cây hoa đồng tiền cần nhiều dinh dưỡng nhưng lại nhạy cảm với phân hóa học, nên pha loãng phân vào nước khi bón. Ngoài ra bạn có thể sử dụng phân hữu cơ tan chậm để bổ sung chất dinh dưỡng cho cây.
Tỉa lá: Thường xuyên cắt tỉa những lá vàng, sâu bệnh, già cỗi ở phần gốc cây để cây phát triển tốt và đạt yêu cầu về thẩm mỹ.
Kiểm tra và xử lý sâu bệnh:Cây đồng tiền dễ gặp phải các loại bệnh như bệnh phấn trắng, bệnh thối gốc, đốm lá… và một số loại sâu hại như rệp sáp, nhện đỏ, bọ trĩ… Cần theo dõi kịp thời và nhanh chóng sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật phù hợp.
Nguồn: Namix.vn
Tin tức khác