TextBody

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN HOA, CÂY CẢNH

Center for Flowers, Ornamentals Research and Development

Tiếng Việt English

Hoa, cây cảnh đột phá kinh tế nông thôn

13/12/2019
71

Ông Trần Xuân Định, nguyên Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) cho rằng: Hoa, cây cảnh là một ngành hàng chủ lực góp phần thực hiện tái cơ cấu ngành trồng trọt.

PGS.TS Đặng Văn Đông (ngoài cùng bên phải) giới thiệu giống lan hồ điệp thơm do Viện Nghiên cứu Rau quả chọn tạo

Thực hiện Chương trình phối hợp giữa Hội Sinh vật cảnh Việt Nam và Bộ NN –PTNT giai đoạn 2019-2025, ngày 10/12/2019 tại Viện Nghiên cứu Rau quả, Hội thảo “Phát triển Hoa, cây cảnh trở thành ngành kinh tế có giá trị thu nhập cao ở nông thôn” được tổ chức với sự tham dự của các cơ quan bộ, ngành Trung ương và các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc, các đơn vị trực thuộc Hội Sinh vật cảnh Việt Nam, doanh nghiệp, HTX, làng nghề, nghệ nhân và một số chủ nhà vườn tiêu biểu.

Khái lược tình hình sản xuất hoa, cây cảnh ở nước ta, ông Ma Quang Trung – Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ chuyển giao hoa, sinh vật cảnh và Phát triển nông thôn cho biết: Diện tích sản xuất hoa, sinh vật cảnh của cả nước đạt trên 50.000ha, trong đó diện tích trồng tập trung là hơn 34.000ha, tổng giá trị sản lượng ước đạt 17.000 tỷ đồng.

Thu nhập bình quân 1 ha canh tác đạt 550 triệu đồng/năm (cao gấp 6,2 lần giá trị thu nhập/1ha canh tác của toàn ngành trồng trọt). Nhiều mô hình đạt thu nhập 1,3-2,2 tỷ đồng/năm, cá biệt có mô hình đạt 3-5 tỷ đồng/ha/năm.

Tình hình xuất nhập khẩu sinh vật cảnh cũng có bước phát triển mạnh, chỉ tính riêng diện tích hoa cắt cành các loại cũng đạt 11.000ha, sản lượng thu hoạch khoảng 4,5 tỷ cành, xuất khẩu được 1 tỷ cành, kim ngạch đạt 60 triệu USD. Nhờ vây mà hàng nghìn nông hộ đã thoát nghèo và làm giàu bền vững.

Ông Trần Xuân Định, nguyên Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) cho rằng: Hoa, cây cảnh là một ngành hàng chủ lực góp phần thực hiện tái cơ cấu ngành trồng trọt, là lĩnh vực sản xuất cho thu nhập cao gấp nhiều lần so với các loại cây trồng thông thường khác cùng điều kiện canh tác.

Trong khi đó, vị trí địa lý, điều kiện đất đai, khí hậu, đặc biệt là sự khéo léo và con mắt tinh tế của người làm nghề, cộng với việc sản xuất hoa, cây cảnh không đòi hỏi quá nhiều về điều kiện đất đai, nước tưới, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, lại dễ dàng áp dụng công nghệ mới, công nghệ cao.

Nhận thức rõ những điều này, trong những năm gần đây, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sinh vật cảnh. Qua đó, có thể khẳng định dư địa cho hoa, cây cảnh trở thành ngành kinh tế có giá trị ở nông thôn còn rất lớn.

Nhiều ý kiến tâm huyết về các giải pháp thúc đẩy ngành sản xuất hoa, cây cảnh nước ta ngày càng phát triển, đã được các nhà quản lý, nhà khoa học, nhà vườn và nhà doanh nghiệp tham luận chia sẻ tại hội thảo. Đa số ý kiến các nhà vườn đều tập trung đề nghị Nhà nước tháo gỡ khó khăn về nguồn vốn và các tiến bộ kỹ thuật mới trong sản xuất.

Giải toả khó khăn trên, ông Ma Quang Trung cho biết thêm: Ngày 17/11/1019 Bộ trưởng NN-PTNT và Chủ tịch Hội Sinh vật cảnh Việt Nam đã ký kết Nghị quyết liên tịch phối hợp thực hiện nhiệm vụ giữa hai ngành.

Căn cứ vào Nghị quyết liện tịch đã được ký kết, Chủ tịch Hội Sinh vật cảnh cấp tỉnh có chương trình làm việc với Giám đốc sở NN-PTNT để thống nhất và rà soát các nội dung phối hợp theo hướng: Đối với các nội dung có liên quan đến hỗ trợ phát triển hoa, cây cảnh đã có chính sách của tỉnh qui định, thì hai bên thống nhất lựa chọn nội dung ưu tiên để lập dự án báo cáo tỉnh phê duyệt hỗ trợ kinh phí thực hiện.

Đối với những tỉnh chưa ban hành chính sách có liên quan đến phát triển hoa, cây cảnh, thì Chủ tịch Sinh vật cảnh cấp tỉnh làm việc thống nhất với Giám đốc sở NN-PTNT báo cáo với UBND tỉnh những nội dung cần ưu tiên phát triển sinh vật cảnh, để UBND trình Hội đồng nhân tỉnh ban hành chính sách.

PGS.TS Đặng Văn Đông – Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Rau quả cho hay: Hiện tại, các nhà khoa học của Viện đã xây dựng thành công nhiều qui trình sản xuất hoa, cây cảnh, đặc biệt là qui trình công nghệ sản xuất hoa lan hồ điệp theo qui mô công nghiệp, đồng thời còn nghiên cứu chọn tạo được rất nhiều giống hoa, cây cảnh mới đa dạng, phong phú về màu sắc, kiểu dáng, hương thơm và độ bền tiêu dùng. Theo đó sẽ trợ giúp được các nhà vườn phát triển sản xuất hoa, cây cảnh hiệu quả trên các chân ruộng chuyển đổi.

Nguồn: m.nongnghiep.vn

Tin tức khác

PluginFacebook
TextFooter
Thông báo
Đóng