Cây sen (Nelumbo nucifera) được trồng ở khắp nơi tại Việt Nam. Các bộ phận của cây sen đều có thể tận dụng với các mục đích khác nhau như như hoa sen để trang trí, củ sen giúp hỗ trợ tiêu hóa (Zhu et al., 2016), cải thiện chức năng miễn dịch (Kim et al., 2020), hạt sen giúp chữa mất ngủ (Jo et al., 2017), còn ngó sen giúp chống lão hóa, bổ máu.
Huyện Hoa Lư - tỉnh Ninh Bình có điều kiện về thổ nhưỡng và cũng đã có một số vùng, diện tích từng trồng cây hoa sen, nhưng mới là các giống hoa sen cũ, năng suất thấp, chất lượng không cao, nếu huyện Hoa Lư phát triển cây hoa sen, theo hướng trồng nhiều giống hoa sen mới, theo chuỗi giá trị sản phẩm, gắn với phát triển du lịch, thì sẽ phát huy rất tốt các tiềm năng sẵn có của địa phương. Bên cạnh đó, người dân có thói quen khai thác nhiều giá trị như củ, hạt, ngó, hoa từ chỉ vài loại hoa sen nên cây cho năng suất thấp và hiệu quả kinh tế chưa cao, chính vì thế, cần canh tác các giống chuyên biệt theo mục đích sử dụng.
Xuất phát từ lý do trên, UBND tỉnh và Sở KH&CN Ninh Bình giao cho Viện Nghiên cứu Rau quả triển khai thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học: “Nghiên cứu tuyển chọn và phát triển một số giống hoa sen theo chuỗi giá trị tại huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình” giải quyết ba mục tiêu sau:
- Tuyển chọn và nhân giống một số giống hoa sen sinh trưởng phát triển tốt, hoa bền, đẹp, năng suất, chất lượng cao phù hợp với nhiều điều kiện trồng (ao, ruộng trũng) của huyện Hoa Lư.
- Hoàn thiện quy trình nhân giống và quy trình trồng, chăm sóc, thu hái, sơ chế sản phẩm từ cây hoa sen
- Xây dựng mô hình trồng 5-8 giống hoa sen từ các giống đã tuyển chọn tại huyện Hoa Lư phục vụ làm cảnh, thực phẩm, hương liệu, nguyên liệu cho các ngành thủ công mỹ nghệ
Năm 2021, Ban chủ nhiệm đề tài thí nghiệm sử dụng 14 giống sen để tuyển chọn các giống sen phù hợp nhất với điều kiện tự nhiên của các xã Ninh Thắng, Ninh Xuân, huyện Hoa Lư. Giống được thu thập từ các vùng trồng sen trong nước (tại các tỉnh Thái Bình, Hà Nam, Hưng Yên, Ninh Bình và TP. Hà Nội).
Các giống sen được sử dụng trong nghiên cứu
TT |
Tên giống |
Mục đích trồng |
TT |
Tên giống |
Mục đích trồng |
1 |
Super |
Lấy hoa |
8 |
Đỏ Rubi |
Lấy hoa |
2 |
Quan âm trắng |
Lấy hoa |
9 |
Mặt bằng cao sản |
Lấy hạt |
3 |
Trắng Huế |
Lấy hoa |
10 |
Hồng Đồng Tháp |
Lấy hạt |
4 |
Ánh Dương |
Lấy hoa |
11 |
Tứ quý |
Lấy ngó |
5 |
Trương tinh yến |
Lấy hoa |
12 |
Bách diệp trắng |
Lấy ngó |
6 |
Bách diệp hồng |
Lấy hoa |
13 |
Oga Nhật Bản |
Lấy củ |
7 |
Quan âm hồng |
Lấy hoa |
14 |
Kanasumi Nhật Bản |
Lấy củ |
Tiêu chuẩn cây khi thu thập: Cây dài 20-30cm, có từ 1-2 mầm, có chất lượng tốt, được xử lý sạch sâu bệnh, không bị dập lá, gãy cọng hoặc gãy thân ngầm
- Các thí nghiệm bố trí sen trồng trong ruộng trũng theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên, không lặp lại, mật độ trồng 2 x 1,5 = 3 m2/cây. Số cây thí nghiệm = 14 giống × 100 cây/giống = 1.400 cây. Các giống được trồng ngăn cách bằng bờ đất. Kỹ thuật trồng, bón phân theo quy trình trồng sen của Viện Nghiên cứu Rau quả 2018.
Theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng phát triển, năng suất chất lượng sản phẩm của cây được theo dõi 10 ngày/lần, mẫu đo đếm ở các thí nghiệm không nhắc lại được đo ở 30 cây theo vị trí đường chéo 5 điểm. Các chỉ tiêu theo dõi bao gồm: Tỷ lệ sống sau trồng: tính sau trồng 30 ngày bằng số cây sống/tổng số cây trồng (%)
Ngày xuất hiện lá đứng: tính ở thời điểm lá đứng đầu tiên xuất hiện
Ngày hoa bắt đầu nở: tính ở thời điểm có 3 bông/100 m2 bắt đầu nở hoa
Ngày kết thúc thu hoa: tính ở thời điểm trên cánh đồng không còn hoa nở
Tổng chu kỳ sinh trưởng của cây sen: Tính từ ngày xuất hiện lá đến ngày lá khô hoàn toàn
Năng suất hoa (bông/100m2), năng suất hạt sen (kg/100m2), khối lượng ngó (kg/100 m2), khối lượng củ (kg/100 m2)
Các chỉ tiêu về hình thái được áp dụng theo tiêu chuẩn của UPOV Code: LOTUS_COR; LOTUS_PED; LOTUS_ULI; bao gồm các loài Lotus corniculatus L.; Lotus pedunculatus Cav.; Lotus uliginosus Schkuhr; Lotus tenuis Waldst. et Kit. ex Willd.; Lotus subbiflorus Lag.
Các giống sen được tuyển chọn trồng tại xã Ninh Thắng, huyện Hoa Lư
- Kết quả bước đầu trồng các giống hoa sen mới tại Ninh Bình:
+ Tỷ lệ sống và thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng của các giống sen nghiên cứu:
Sen là loại thủy sinh, sự sinh trưởng của cây được đánh giá qua các giai đoạn chính bao gồm thời gian từ trồng đến xuất hiện lá đứng, thời gian từ trồng đến nở hoa, thời gian từ bắt đầu thu đến kết thúc thu hoa và tổng chu kỳ sinh trưởng của cây sen, kết quả được trình bày ở bảng 1.
Bảng 1: Tỷ lệ sống và thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng của cây sen
TT |
Tên giống |
Tỷ lệ sống sau trồng (%) |
Thời gian từ trồng đến |
Thời gian từ bắt đầu thu kết thúc thu hoa (ngày) |
Tổng chu kỳ sinh trưởng của cây sen (ngày) |
|
Xuất hiện lá đứng (ngày) |
Bắt đầu nở hoa (ngày) |
|||||
1 |
Super |
90 |
42±6 |
65±6 |
99 ± 2 |
256 ± 9 |
2 |
Quan âm trắng |
93 |
43±4 |
60±3 |
102 ±5 |
267 ± 4 |
3 |
Trắng Huế |
93 |
42±4 |
62±7 |
91 ± 8 |
242 ± 7 |
4 |
Ánh Dương |
92 |
43±4 |
58±6 |
93 ± 1 |
242 ± 6 |
5 |
Trương tinh yến |
92 |
41 ±4 |
61±7 |
90 ± 3 |
242 ± 5 |
6 |
Bách diệp hồng |
89 |
41±2 |
63±3 |
97 ± 7 |
248 ± 8 |
7 |
Quan âm hồng |
90 |
39±4 |
67±6 |
97 ± 6 |
249 ± 6 |
8 |
Đỏ Rubi |
91 |
35±5 |
60±59 |
93 ± 5 |
242 ± 3 |
9 |
Mặt bằng cao sản |
89 |
39±6 |
68±5 |
91 ± 6 |
242 ± 6 |
10 |
Hồng Đồng Tháp |
89 |
35±3 |
60±6 |
91 ± 8 |
243 ±4 |
11 |
Tứ quý |
88 |
33±5 |
60±5 |
98 ± 9 |
248 ± 6 |
12 |
Bách diệp trắng |
90 |
45±3 |
62±5 |
96 ± 1 |
247 ± 8 |
13 |
Oga Nhật Bản |
88 |
46±3 |
60±6 |
88 ± 6 |
241 ± 6 |
14 |
Kanasumi Nhật Bản |
89 |
45±5 |
60±6 |
87 ± 3 |
238 ± 7 |
Nhìn chung tỷ lệ sống của các giống là tương đối cao, đạt 88 - 93%, kết qủa này cho thấy sen là loại cây dễ trồng dễ thích nghi.
Sự phát sinh lá đứng (lá trưởng thành) cũng phản ánh tốc độ sinh trưởng của các mẫu giống sen (Hoàng Thị Nga, 2016). Giống có thời gian xuất hiện lá đứng sớm nhất là giống sen Tứ quý 33 ngày và các giống sen Bách diệp 35 ngày, các giống sen khác có thời gian xuất hiện lá đứng muộn nhất (41-43 ngày). Các giống còn lại thời gian này từ 45-46 ngày.
Thông thường sau khi cây xuất hiện lá đứng thì mới có khả năng xuất hiện hoa. (Trịnh Khắc Quang, Bùi Thị Hồng, 2012). Các giống có thời gian ra lá đứng sớm thì thời gian bắt đầu ra hoa cũng sớm hơn. Tuy nhiên thời gian ra hoa rộ và kết thúc ra hoa lại không phụ thuộc vào thời gian bắt đầu ra hoa.
Qua kết quả nghiên cứu về thời gian thu hoa, bước đầu xác định được sự phù hợp với mục đích trồng của cây. Các giống có thời gian ra hoa kéo dài, cây trên đồng ruộng lâu tàn, có thể khai thác hoa, làm cảnh như Super, Quan âm trắng các giống còn lại có thời gian ra hoa tập trung, thời gian thu hoa ngắn, cây nhanh tàn sẽ phù hợp hơn với mục đích lấy hạt, ngó, củ.
+ Mức độ nhiễm sâu bệnh hại của các giống sen nghiên cứu:
Qua theo dõi đánh giá 14 giống sen cho thấy, bệnh thối ngó hại cây sen thí nghiệm ở mức nhẹ (xuất hiện rải rác) và trung bình.
Sâu ăn lá thường xuất hiện và gây hại cho cây sen vào mùa nắng, chủ yếu ăn lá non đến trưởng thành và nếu không phát hiện phòng trừ kịp thời, sâu lớn ăn nhiều sẽ làm rách lá và ảnh hưởng đến khả năng quang hợp của cây, từ đó năng suất và phẩm chất của ngó sen cũng giảm đáng kể.
Loại bọ trĩ, và nhện đỏ tấn công giống sen Ánh Dương, Trương tinh yến, Đỏ Rubi, trắng Huế nhiều nhất trong số 14 giống khảo nghiệm, tuy nhiên trong điều kiện thí nghiệm đã được phát hiện và phòng trừ kịp thời nên chưa thấy ảnh hưởng đến năng suất.
Trong các giống sen nghiên cứu chúng tôi nhận thấy, các giống ít bị sâu bệnh gây hại hơn đó là các giống Supper, Quan âm trắng, Bách diệp hồng, Mặt bằng cao sản.
Đoàn kiểm tra của Sở KH&CN và UBND huyện Hoa Lư
thí nghiệm bón dinh dưỡng cho các giống sen tại xã Ninh Thắng, huyện Hoa Lư
- Đánh giá chung:
Cả 14 giống sen khảo nghiệm đều sinh trưởng, phát triển tốt ở vùng Ninh Bình, cây sinh trưởng, phát triển tốt, tuy nhiên mỗi giống có những đặc tính, hình dạng, năng suất, chất lượng hoa, hạt, ngó, củ khác nhau.
Trong 14 giống sen khảo nghiệm được chia làm 4 nhóm sau:
- Nhóm sen có cánh hoa kép, màu sắc đẹp, độ bền cao, chất lượng hoa tốt, trồng để thu hoa, đó là 8 giống: Supper, Quan âm trắng, Bách diệp hồng, Ánh Dương, Trương tinh yến , Bách diệp trắng, Đỏ Rubi, trắng Huế. Trong đó 3 giống nổi trội vừa có năng suất hoa cao, chất lượng hoa tốt, hiệu quả thu được cũng cao đó là Supper, Quan âm trắng, Bách diệp hồng
- Nhóm sen có năng suất hạt cao, chất lượng hạt tốt, có thể trồng để thu hạt, cho hiệu quả kinh tế cao đó là 2 giống: Mặt bằng cao sản, hồng Đồng Tháp
- Nhóm sen nhiều ngó, năng suất ngó cao, chất lượng ngó tốt, trồng đề lấy ngó, cho lợi nhuận cao, đó là các giống Tứ quý, Quan âm trắng, Hồng Đồng Tháp, nhưng giống nổi bật là Tứ Quý và Quan âm trắng.
- Nhóm sen nhiều củ, năng suất củ cao, chất lượng củ tốt, trồng để lấy củ, cho doanh thu cao, hiệu quả cũng cao đó là các giống Oga Nhật Bản, sen Kanasumi Nhật Bản.
Đề tài tiếp tục nghiên cứu, xây dựng quy trình kỹ thuật trồng, thu hoạch, chế biến cho các giống sen được tuyển chọn./.
PGS.TS. Đặng Văn Đông
Phó Viện trưởng - Viện nghiên cứu Rau quả
Tin tức khác