TextBody

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN HOA, CÂY CẢNH

Center for Flowers, Ornamentals Research and Development

Tiếng Việt English

Làng hoa Hà Nội hối hả vào vụ Tết

09/01/2019
79

Chỉ còn chưa đầy một tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Kỷ Hợi. Đây là thời điểm sôi động nhất của các làng hoa. Năm nay, các vựa hoa của Hà Nội thêm nhiều loại mới, lạ... báo hiệu một vụ mùa hiệu quả.

Rc r làng hoa Tết

Vùng hoa của huyện Mê Linh năm nay có thêm nhiều sản phẩm mới. Vườn hồng Hoàng Sơn ở xóm Xanh, xã Mê Linh với hàng ngàn chậu hoa hồng đủ loại đang vào độ đẹp khiến khách hàng khó tính nhất cũng phải trầm trồ khen. Anh Ngô Hoàng Sơn - chủ vườn chia sẻ, do diện tích đất trồng hoa ngày một thu hẹp, người trồng hoa phải tìm hướng mới. 

Năm 2018, anh Sơn nhập khẩu 300 loại hồng khác nhau để tìm ra loại phù hợp điều kiện, khí hậu đồng đất địa phương. Số hoa nhập này cùng hơn 10 loại hồng cổ nổi tiếng trong nước được anh ươm rồi trồng trong chậu. Với các loại hoa hồng có tuổi 1,5-2 năm, hồng cổ..., nhà vườn đang bán với giá phổ biến 1,7-2 triệu đồng/chậu. Dự kiến, vụ Tết này, nhà vườn Hoàng Sơn thu 700 triệu đến 1 tỷ đồng...

Chủ tịch Hội Nông dân xã Mê Linh Nguyễn Văn Bẩy cho biết, đến nay, hầu hết các chậu hồng to, đẹp đều đã được thương lái đặt hàng và gửi lại các nhà vườn chăm sóc. Khi tiêu thụ sẽ vận chuyển từng chậu đến địa điểm theo yêu cầu. Ngoài hồng trồng trong chậu, ở Mê Linh, Tết này còn có các loại hồng bon sai với giá bán 3-5 triệu đồng/cây, cây đẹp có thể lên tới 10-15 triệu đồng. Đặc biệt, hồng bon sai khá lạ, kén khách nên số lượng không nhiều, ra tới đâu, tiêu thụ hết tới đó.

Tại làng hoa Tây Tựu (quận Bắc Từ Liêm) những ngày này, không khí nhộn nhịp khắp trong xóm, ngoài đồng. Người dân tất bật với công việc trồng và chăm sóc hoa, hối hả cho vụ hoa Tết. Thị trường không chỉ ở Hà Nội mà còn đi nhiều tỉnh: Thái Bình, Ninh Bình, Nghệ An... Theo chị Nguyễn Thị Ngọc, chủ nhà vườn Ngọc Tuấn, dịp Tết là mùa thu nhập lớn nhất với những người trồng hoa nên công đoạn chuẩn bị có vai trò quyết định.

Hiện, có 90% diện tích hoa ly ở Tây Tựu được trồng trong nhà lưới, diện tích năm nay khó thống kê đầy đủ vì ngoài trồng tại địa phương, người dân còn thuê đất ở các vùng lân cận để trồng. Ngoài hoa ly, hoa cúc, dịp Tết Nguyên đán, người trồng hoa ở Tây Tựu còn tập trung vào các loài hoa truyền thống như: Thược dược, lay ơn, violet... với diện tích 20-30ha.

Tương tự, mô hình trồng hoa ly của gia đình anh Nguyễn Văn Lâm ở xã Song Phượng (huyện Đan Phượng) với quy mô 5ha đã sẵn sàng phục vụ thị trường Tết Nguyên đán. Anh Lâm chia sẻ, năm nay thời tiết khá thất thường, nhiều thời điểm rét đậm, rét hại; có thời điểm nhiệt độ tăng cao, nhà vườn phải áp dụng các biện pháp tránh rét cho hoa như trồng trong nhà lưới hoặc dùng điện thắp sáng, sưởi ấm cho hoa, điều chỉnh cho hoa nở đúng thời điểm mong muốn. 

Với kinh nghiệm trồng hoa ly phục vụ Tết, gia đình anh Lâm không xuống giống ồ ạt mà rải vụ; xuống giống cách nhau ít nhất 1 tuần đến 10 ngày, bảo đảm có hoa bán liên tục trong tháng, không bị “đọng”. Cũng như gia đình anh Lâm, nhiều hộ trồng hoa trên địa bàn huyện Sóc Sơn, các quận: Bắc Từ Liêm, Tây Hồ... cũng chọn cách này để bảo đảm tiêu thụ an toàn, tránh tình trạng hoa dồn ứ, phải bán tháo trước hoặc sau Tết...

Làm ch thi v bng công ngh

Theo thống kê của Sở NN& PTNT, hiện nay, diện tích trồng hoa, cây cảnh toàn thành phố đạt khoảng 3.000ha. Ngoài các vùng chuyên canh hoa truyền thống, Hà Nội thêm nhiều vùng trồng hoa mới và dần khẳng định vị trí. Toàn thành phố có 50 vùng trồng hoa, cây cảnh tập trung tại các quận, huyện: Bắc Từ Liêm, Tây Hồ, Mê Linh, Đan Phượng, Thường Tín... trong đó, nổi bật là các vùng trồng hoa hồng tập trung tại xã Văn Khê, xã Mê Linh (huyện Mê Linh) với diện tích hơn 100ha; vùng hoa ly tập trung tại các huyện: Đan Phượng, Phúc Thọ, Sóc Sơn...

Nhờ kinh nghiệm từng năm trong chăm sóc và ứng dụng kỹ thuật mới, các làng hoa, vùng hoa của Hà Nội luôn đáp ứng nhu cầu dịp Tết. Theo đó, một số mô hình trồng hoa lan công nghệ cao, hoa ly trong nhà kính, nhà lưới... cho thu nhập hàng tỷ đồng/ha. Bên cạnh đó, trào lưu trồng hoa trong chậu bán dịp Tết cũng phát triển mạnh. 

Trưởng phòng Kinh tế huyện Mê Linh Phạm Thành Đô cho hay, không chỉ hoa hồng được trồng trong chậu, huyện Mê Linh còn triển khai mô hình sản xuất hoa chậu trang trí ứng dụng công nghệ tưới tự động với quy mô 23.400 chậu hoa các loại: Đồng tiền, dạ yến thảo, phong nữ, ngọc thảo, đèn lồng, cúc vàng... theo quy trình của Viện Nghiên cứu rau quả. Với hoa đẹp, phục vụ đúng dịp Tết, giá bán 50.000-150.000 đồng/chậu, tính ra, thu nhập gần 50 triệu đồng/sào/vụ, cao hơn nhiều lần so với trồng hoa hồng cắt cành (chỉ đạt khoảng 12 triệu đồng/sào/năm)...

Tuy nhiên, để có mùa hoa Tết bội thu như kỳ vọng, người trồng hoa đang tìm cách đối phó với những yếu tố rủi ro về thời tiết, thị trường... nhất là hoa đào và một số loại hoa trồng theo phương pháp truyền thống. Để đầu tư các loại hoa cao cấp như: Hoa hồng chậu, hoa ly trong nhà lưới... cần chi phí 100 triệu đồng/sào trở lên, trong khi đó, với nông dân, đây là số tiền không nhỏ. Không chỉ khó khăn về vốn, thời tiết, vấn đề nhân công thu hoạch, đóng gói, vận chuyển... thường tăng cao trong dịp Tết cũng là yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của người trồng hoa. 

“Thời gian tới, đối với những vùng hoa chuyên canh, Hà Nội sẽ đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nhằm hạn chế yếu tố bất lợi về thời tiết, qua đó, giúp các làng hoa Hà Nội khi vào vụ Tết sẽ chủ động hơn trong quá trình trồng, chăm sóc, thu hoạch và tiêu thụ với kỳ vọng “được mùa - được giá” để người trồng hoa có thu nhập ổn định hơn..." - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Nguyễn Xuân Đại nhấn mạnh.

Nguồn: hanoimoi.com.vn

Tin tức khác

PluginFacebook
TextFooter
Thông báo
Đóng