TextBody

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN HOA, CÂY CẢNH

Center for Flowers, Ornamentals Research and Development

Tiếng Việt English

NGHIỆM THU ĐỀ TÀI CẤP TỈNH “NGHIÊN CỨU TRỒNG THỬ NGHIỆM CÂY HOA ANH ĐÀO NHẬT BẢN TẠI HUYỆN CAO PHONG, TỈNH HÒA BÌNH”

10/08/2023
80

Sáng ngày 9/8/2023 Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hòa Bình đã tổ chức phiên họp hội đồng khoa học nghiệm thu đề tài khoa học công nghệ cấp tỉnh “Nghiên cứu trồng thử nghiệm cây hoa anh đào Nhật Bản tại huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình”. Đề tài do Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Hoa, Cây cảnh chủ trì, ThS. Trần Văn Tam làm chủ nhiệm. Tham gia Hội đồng nghiệm thu có TS. Đỗ Hải Hồ - Giám đốc Sở Khoa học và công nghệ - Chủ tịch hội đồng, ThS. Vương Đắc Hùng - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT - Phó chủ tịch hội đồng, cùng các nhà Khoa học tại các cơ quan quản lý trong tỉnh. Về phía đơn vị chủ trì có TS. Nguyễn Văn Tỉnh – Giám đốc cùng một số cán bộ tham gia thực hiện đề tài.

Thay mặt nhóm thực hiện đề tài ThS. Trần Văn Tam đã báo cáo tóm tắt kết quả của đề tài trước hội đồng nghiệm thu, theo đó trong 20 tháng (8/2021 – 6/2023) đề tài đã đạt được 1 số kết quả nổi bật sau:

1. Đề tài đã nghiên cứu xây dựng được 01 quy trình trồng và chăm sóc hoa anh đào Nhật Bản tại Cao Phong tỉnh Hòa Bình được công nhận cấp cơ sở theo Quyết định số: 139/QĐ-VRQ-KH ngày 5/6/2023 của Viện Trưởng Viện Nghiên cứu Rau quả và có xác nhận của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Hòa Bình.

2. Đề tài đã thu thập và theo dõi được 05 giống hoa anh đào với số lượng 10 cây/ giống và bước đầu tuyển chọn được 03 giống có đặc điểm hình thái, sinh trưởng phát triển tốt tại huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình.

- Giống 1: KT1 có phân cành dạng rủ, lá dạng mũi mác, mật độ hoa/cành dày, đường kính hoa nhỏ, kiểu hoa đơn, số hoa/cụm là 3,4 hoa, hoa màu hồng đậm, sinh trưởng phát triển tốt, sâu bệnh gây hại ở nhức độ nhẹ.

- Giống 2: KT2 có phân cành dạng cột, lá dạng elip, mật độ hoa/cành trung bình, đường kính hoa nhỏ, kiểu hoa đơn, số hoa/cụm là 3,6 hoa, hoa màu hồng, sinh trưởng phát triển tốt, sâu bệnh gây hại ở nhức độ nhẹ.

- Giống 3: CM1 có phân cành dạng rủ, lá dạng mũi mác, mật độ hoa/cành dày, đường kính hoa to, kiểu hoa kép, số hoa/cụm là 4,6 hoa, hoa màu hồng, sinh trưởng phát triển tốt, sâu bệnh gây hại ở nhức độ nhẹ.

3. Đã xây dựng thành công được 01 mô hình trồng thử nghiệm tại Hòa Bình với số lượng 150 cây, quy mô 1.650 m2, tỷ lệ sống >95%, sau trồng 6 tháng các giống có chiều cao cây đạt từ 136,6 cm đến 149,6 cm và số lượng cành lộc từ 3,6 cánh đến 5,5 cành, tỉ lệ cây ra hoa từ 88,6-95,2%. Tỉ lệ nở hoa là 83,0-93,5%, sâu bệnh hại ở mức nhẹ. Các giống được đánh giá bước đầu phù hợp với điều kiện tự nhiên tại Thung Nai, Cao Phong, Hòa Bình.

4. Đề tài đã đăng tải 01 bài báo khoa học trên tạp chí chuyên ngành, phản ánh kết quả thực hiện.

Đến nay mặc dù đề tài đã kết thúc, nhưng các kết quả của nhiệm vụ vẫn đang tiếp tục được duy trì, theo dõi, chăm sóc và mở rộng tại các vùng có điều kiện thổ nhưỡng khí hậu tương tự.

Hội đồng nghiệm thu đã đánh giá cao những kết quả của đề tài đã đạt được, các sản phẩm đều đạt về chủng loại, số lượng và chất lượng so với yêu cầu, có giá trị thực tiễn và khả năng nhân rộng. Kết thúc buổi họp 7/7 thành viên trong hội đồng đồng ý nghiệm thu kết quả của đề tài ở mức đạt.

                                     ThS. Trần Văn Tam

(Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Hoa, Cây cảnh)

Tin tức khác

PluginFacebook
TextFooter
Thông báo
Đóng