TextBody

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN HOA, CÂY CẢNH

Center for Flowers, Ornamentals Research and Development

Tiếng Việt English

Nhiều nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất hoa kiểng

04/11/2018
70

Thời gian qua, công tác nghiên cứu, phát triển giống hoa kiểng đã đạt được nhiều thành quả, góp phần lớn trong thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp TP.HCM. Thành phố đã thử nghiệm tính thích nghi 93 giống hoa, cây kiểng. Kết quả đưa vào sản xuất 34 giống hoa đẹp, phù hợp thị hiếu người tiêu dùng, có giá trị kinh tế cao.

Tạo ra nhiều giống hoa mới

Theo Sở NN&PTNT, các đơn vị đã sưu tập 631 giống hoa, cây kiểng các loại, trong đó, có 360 giống hoa lan các loại (gồm 224 giống lan nhập nội như: Dendrobium Shevin White, Dendrobium Thongchai Gold, Mokara Dinah Shore, Mokara Bangkhuntien...; 136 giống lan rừng Việt Nam như: Long tu, Ngọc điểm, Giả hạc, Hoàng thảo Thủy tiên, Hoàng thảo, Tuyết mai...) và 271 giống hoa, kiểng khác. Đây cũng là nguồn thực liệu phục vụ công tác lai tạo giống mới.

Trung tâm công nghệ sinh học đã lai hữu tính 34 tổ hợp lai, tiến hành nhân giống in vitro và chọn được 5 tổ hợp lai để theo dõi đánh giá các đặc tính nông sinh học, 48 cây đầu dòng để tuyển chọn các dòng lan ưu tú, tiến đến công nhận giống mới. Dự kiến, cuối năm 2015 sẽ xin công nhận 6 dòng lan lai mới, tiến tới cung cấp cây giống phục vụ sản xuất tại thành phố và các tỉnh lân cận.

Hiện nay, trên địa bàn thành phố có 13 tổ chức, cá nhân sản xuất cây giống hoa, cây kiểng nuôi cấy mô, với tổng sản lượng hàng năm khoảng 14,1 triệu cây giống (năng lực sản xuất tối đa hàng năm có thể đạt khoảng 24,6 triệu cây giống). Các cơ sở nuôi cấy mô đã ký kết 32 hợp đồng liên kết sản xuất và cung ứng giống hoa lan nuôi cấy mô và đã cung cấp 860.000 cây giống cấy mô theo hợp đồng phục vụ sản xuất tại thành phố và các tỉnh.

Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất

Các đơn vị thuộc Sở NN&PTNT đã thực hiện 296 mô hình chuyển giao kỹ thuật sản xuất, công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực hoa, cây kiểng cho nông dân, cụ thể:

- Về kỹ thuật canh tác: đã xây dựng 266 mô hình trình diễn kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa, cây kiểng, bón phân hợp lý, ứng dụng cơ giới hóa, xử lý ra hoa, có tổng diện tích 37,1 ha, với 969 hộ tham gia. Kết quả, các mô hình đã giúp người nông dân sản xuất hoa, cây kiểng mạnh dạn tiếp nhận tiến bộ kỹ thuật, tăng thu nhập nhờ giá thành sản xuất giảm (khoảng 200 triệu đồng/ha/năm); tỷlệ áp dụng cơ giới hóa như hệ thống tưới phun sương tiết kiệm nước trên hoa lan đạt 70% hộ trồng hoa lan có quy mô sản xuất từ 5.000 m2 trở lên (đạt 100% mục tiêu chương trình).

- Công tác bảo vệ thực vật: đã xây dựng 30 mô hình quản lý dịch hại tổng hợp trên cây hoa lan, cây kiểng với tổng diện tích 5,98 ha, 150 hộ tham gia. Kết quả, mô hình quản lý dịch hại tổng hợp vừa giúp người sản xuất phòng trừ hiệu quả các loài sâu, bệnh hại hoa, cây kiểng vừa tăng thu nhập (khoảng 80 - 150 triệu đồng/ha/năm).

- Công tác thông tin, tuyên truyền: tổ chức 224 lớp tập huấn cho 6.720 lượt nông dân và 73 cuộc hội thảo (khoảng 3.650 lượt người tham dự) với các nội dung kỹ thuật trồng hoa lan cắt cành, kỹ thuật chăm sóc mai sau tết, phòng trừ sâu bệnh trên hoa kiểng; 72 chuyến tham quan (2.160 lượt nông dân), học tập các mô hình hiệu quả trong và ngoài thành phố. Ngoài ra, nông dân sản xuất hoa, cây kiểng trên địa bàn còn được cấp phát cẩm nang kỹ thuật trồng hoa lan, các tài liệu về sinh vật hại trên hoa lan, cây kiểng... và được tư vấn kỹ thuật trồng hoa, cây kiểng thông qua trang web của các đơn vị thuộc sở, trang thông tin thị trường, tập san của Trung tâm khuyến nông và chương trình phát thanh khuyến nông TP.HCM.

Một số kết quả nghiên cứu:

- Thành phố đã triển khai nhiều đề tài nghiên cứu như: chuyển gen tạo giống lan Dendrobium kháng virus khảm vàng, xử lý chiếu xạ gây đột biến trên giống lan rừng, hoàn thiện các quy trình nhân giống nuôi cấy mô các loại hoa lan, cây kiểng, xây dựng quy trình nhân giống và canh tác hoa lan cắt cành Mokara, Dendrobium trong nhà lưới, xây dựng quy trình canh tác hoa chuông và các loại hoa nền trong điều kiện nhà màng; ứng dụng các chế phẩm sinh học để xử lý điều khiển ra hoa, tạo chồi trong nhân nhanh giống hoa lan. Kết quả, đã tạo mô lan mang cấu trúc gen chuyển có khả năng kháng virus và thu được một số dòng giả định chuyển gen, đang tiếp tục chuyển gen và sàng lọc để tăng số lượng dòng chuyển gen.

- Nghiên cứu hình thái và di truyền trên nhóm lan rừng Thủy tiên và Thái bình, đã chọn lọc được 30 dòng lan đột biến: 18 dòng Thái bình và 12 dòng Thủy tiên và hiện đang đánh giá đa dạng di truyền bằng kỹ thuật SSR các dòng đột biến này.

- Nghiên cứu ứng dụng thành công Hệ thống ngập chìm tạm thời trong nhân giống cấy mô thực vật, cho phép rút ngắn thời gian nhân giống và tăng tỷ lệ sống của cây. Kết quả đã chuyển giao thành công cho 3 đơn vị: Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ Bình Định, Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ Bình Thuận, Trung tâm giống nông nghiệp Đồng Tháp.

- Đề tài nghiên cứu ứng dụng quy trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trong phòng trừ muỗi đục nụ hoa lan (Contarinia maculipennis Felt.)

Nguồn: khoahocphothong.com.vn

 

Tin tức khác

PluginFacebook
TextFooter
Thông báo
Đóng