Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội khi Sinh Vật Cảnh được Chính phủ công nhận là một ngành nghề "Phát triển nông thôn" theo Nghị định số 52/2018/NĐ - CP, Hội Khoa học Phát triển Nông thôn Việt Nam vừa qua đã thành lập một số trung tâm khoa học chuyên ngành Sinh Vật Cảnh.
Ngày 03/4/2018 tại Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Thường trực Hội Khoa học Phát triển Nông thôn Việt Nam (PHANO) đã họp dưới sự chủ trì của GS. TSKH Trần Duy Quý, Chủ tịch Hội; TS. Đào Thế Anh, Phó Chủ tịch Hội và ông Nguyễn Trung Tuấn, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội để về công tác chuẩn bị Đại hội lần thứ III của Hội. Tại cuộc họp, Thường trực Hội đã quyết định thành lập Trung tâm Nghiên cứu hợp tác phát triển Nông nghiệp Việt Hàn, Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và phát triển Hoa lan Việt Nam, Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và phát triển Cây cảnh nghệ thuật Việt Nam và một số Trung tâm chuyên ngành khác trực thuộc PHANO.
Sau một thời gian chuẩn bị, đến nay, Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và phát triển Hoa lan Việt Nam đã cơ bản hoàn thành các hồ sơ thủ tục thành lập với các cơ quan chức năng có liên quan. Theo đó, Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và phát triển Hoa lan Việt Nam là một đơn vị trực thuộc PHANO, có Điều lệ, con dấu, trụ sở, tài khoản riêng, hạch toán độc lập và hoạt động theo Luật Khoa học và Công nghệ. Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và phát triển Hoa lan Việt Nam có các chức năng chính như sau:
1. Điều tra, khảo sát, giám định tên khoa học, nguồn gốc xuất sứ các loại hoa lan;
2. Xây dựng các quy trình kỹ thuật, mô hình trình diễn, thuần dưỡng, chăm sóc các loại hoa lan;
3. Nghiên cứu bảo tồn, lưu giữ và phát triển các nguồn gen hoa lan quý hiếm của Việt Nam và tuyển chọn nhập nội, di thực những dòng lan quý hiếm của các nước trên thế giới;
4. Nghiên cứu và ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hoa lan; vật tư, giá thể, thuốc trừ sâu, phân bón...phục vụ ngành hoa lan;
5. Tham gia thực hiện các đề tài, chương trình, dự án về phát triển sản xuất, kinh doanh hoa lan;
6. Chuyển giao khoa học kỹ thuật, công nghệ; đào tạo nguồn nhân lực; cung ứng dịch vụ tư vấn chuyên ngành; hợp tác quốc tế và thực hiện các hoạt động xuất nhập khẩu có liên quan đến ngành hoa lan;
7. Thực hiện công tác thông tin tuyên truyền, xuất bản tài liệu; tổ chức các sự kiện; Hình thành tổ chức và tham gia các hoạt động xã hội nghề nghiệp chuyên ngành về hoa lan; Thực hiện các công việc khác theo sự phân công của Hội Khoa học Phát triển Nông thôn Việt Nam.
PHANO đã quyết định gắn các chức năng nhiệm vụ và hoạt động của Trung tâm với Trang trại sản xuất, nuôi trồng, kinh doanh, dịch vụ Hoa lan Tấn Phong, Hà Đông, Hà Nội. Đây là cơ sở có uy tín nhất, đủ điều kiện và đã được cơ quan cấp phép hoạt động khoa học công nghệ thẩm tra chấp thuận. Trung tâm sẽ bắt đầu hoạt động trong tháng 7 năm 2018.
Trang trại Hoa lan Tấn Phong một cơ sở có uy tín được lãnh đạo Hội Khoa học Phát triển Nông thôn Việt Nam và các cơ quan chức năng chấp thuận là đơn vị đủ điều kiện hoạt động khoa học công nghệ trong lĩnh chuyên ngành Hoa Lan.
Trang trại Hoa lan Tấn Phong đang là nơi lưu giữ hàng ngàn cá thể Hoa Lan quý hiếm của Thủ đô và Cả nước
Trang trại Hoa Lan Tấn Phong cũng là nơi sinh hoạt của các chuyên gia hàng đầu về Hoa Lan của Thủ đô và một số tỉnh lân cận
Nguồn: Hội Khoa học Phát triển Nông thôn Việt Nam
Tin tức khác