Để giúp các loài thực vật chống lại sâu bệnh tốt hơn, các nhà nghiên cứu đang trang bị đá cho chúng. Nhà khoa học Ivan Hiltpold từ Đại học Delaware và các nhà nghiên cứu từ Viện Môi trường Hawkesbury từ Đại học Tây Sydney đang tiến hành kiểm tra việc thêm silic vào đất có trồng cây để giúp tăng cường khả năng chống lại những kẻ thù tiềm tàng.
Nghiên cứu đăng trên tạp chí Soil Biology và Biochemistry. Nền tảng của dự án là tiếp cận tác động của nấm arbuscular mycorrhizal đối với chất lượng dinh dưỡng của cây và sâu hại rễ, bổ sung thêm mía và côn trùng ăn rễ, chủ yếu là giòi mía – giòi của bọ cánh cứng trên cây mía.
Silic là nguyên tố dồi dào đứng thứ hai trên thế giới sau oxy trong lớp vỏ Trái đất, nhưng do silic ở dưới dạng đá hoặc khoáng nên không sẵn có cho thực vật sử dụng.
Silic có vai trò trong việc tăng cường khả năng chống chịu với sâu hại cây trồng
Bằng cách bổ sung cho đất Silic đioxyt, một dạng silic mà thực vật có thể dễ dàng hấp thu, các nhà nghiên cứu đã giúp thực vật xây dựng các phân tử nhỏ bé gọi là phytolith, hay “đá thực vật” để chống lại côn trùng ăn cỏ và có thể là các loài gặm nhấm.
Trong thí nghiệm với hai giống mía trồng trong nhà kính, côn trùng ăn rễ, chủ yếu là giòi mía, ký sinh trên cây. Chức năng miễn dịch của côn trùng được đánh giá bằng cách đo phản ứng miễn dịch của chúng đối với tuyến trùng giun gây bệnh - những sinh vật nhỏ giết côn trùng trong đất - trong khi sự phát triển côn trùng và tiêu thụ rễ được đánh giá trong một thử nghiệm cho ăn.
Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng, ở mức hàm lượng silic cao hơn sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng của côn trùng và tốc độ ăn rễ tới 71%. Do silicon không ảnh hưởng đến gia súc chăn thả, các nhà khoa học cho biết sẽ không ảnh hưởng đến con người.
Việc lựa chọn sử dụng silic để tăng cường khả năng phòng vệ tự nhiên của cây trồng chống lại giòi mía bởi sự thân thiện với môi trường và tiết kiệm về mặt kinh tế đối với người trồng do không phải phun thuốc nhiều để bảo vệ cây trồng.
Nguồn: vaas.org.vn
Tin tức khác