Sau thời kỳ toàn cầu hóa, ngành hoa kiểng trở thành ngành có thu nhập cao ở nhiều nước. Hoa kiểng có tiềm năng giúp các nông hộ có diện tích đất ít có được thu nhập cao, ngay cả xuất khẩu thu ngoại tệ.
Ngành hoa kiểng được xác định bao gồm các hoạt động canh tác, sản xuất và tiếp thị kiểng hoa, kiểng lá, kiểng thế và hoa cắt cành. Chúng được sản xuất theo phương thức truyền thống và hiện đại nhằm mục đích xuất khẩu. Những lọai hoa cắt cành xuất khẩu quan trọng trên thế giới bao gồm Hồng, Cẩm chướng (Carnation), Cúc (Chrysanthemum), Cúc đồng tiền (Gerbera), Lai-ơn (Gladiolus), Gypsophila (bibi của Địa trung hải), Phong lan (Orchids), Hồng môn (Anthurium), Tulip, và Huệ (Lilies). Công nghiệp hoa kiểng được cấu thành bởi nhiều yếu tố mang tính quyết định đến sự thành bại như: điều kiện thời tiết; giống, kỹ thuật và phương pháp sản xuất phù hợp; nguồn lao động chuyên nghiệp và nghệ nhân; các yếu tố tiếp thị như cơ sở hạ tầng, chuổi cung ứng linh hoạt, hiểu biết về thị hiếu của các nhóm đối tượng khách hàng.
Theo thống kê vào năm 2005, trên thế giới có khoảng 4 triệu ha hoa kiểng. Trong sản xuất và tiêu thụ hoa kiểng, thị trường lớn nhất là ở châu Âu mà đứng đầu là Hà Lan, Columbia, Kenya, Zimbabwe, Ecuador, Ân Độ, Mexico, Trung Quốc, Malaysia. Trong đó ngành công nghiệp hoa cắt cành trên thế giới đạt giá trị 40 tỷ USD (Getu 2009). Nhà sản xuất lớn nhất thế giới là Dole Fresh Flowers và thị trường nhập khẩu lớn nhất là Mỹ và Đức. Phát triển hoa kiểng đã thu hút lao động ở các nước đang phát triển, điển hình nước Ecuador và Columbia chiếm một nửa lượng hoa bán tại Mỹ đã thu hút lượng lao động lên đến 190.000 công nhân, nhưng phần lớn lợi nhuận đều chảy vào công ty Dole Fresh Flower, chỉ một ít thuộc các người trồng hoa.
Năm 2008, hoa cắt cành xuất khẩu trên thế giới đạt doanh số 2,34 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng 10%/năm. Những nước nhập khẩu chính là châu Âu, Nhật Bản, HongKong, Singapore và các nước trung đông, trong khi giá trị xuất khẩu hoa cắt cành của Ân Độ chỉ đạt 25 triệu ruppe (1 USD = 45.6600 INR, 0,54 triệu USD ). Doanh số xuất khẩu hoa các loại trên thế giới đạt 50 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng đạt 15%/năm. Những nước nhập khẩu hoa chính là Đức, Pháp, Anh, Mỹ, Thụy Điển, Ý, Áo, Đan Mạch, Bỉ và Nhật Bản. Nước xuất khẩu chính là Hà Lan (70%), Colombia (9,2%), Israel (5,8%), Ý (4,9%), Tây Ban Nha (2,3%), Kenya (1,4%), đảo Canary (1,1%), năm loại hoa chính là hoa hồng, hoa cúc, hoa cẩm chướng, hoa tulip và hoa huệ chiếm 70-75% trong số hoa xuất khẩu trên thế giới.
Cấu trúc thị trường hoa kiểng trong một thời gian dài phải qua hình thức bán đấu giá ở các chợ bán đấu giá của các nước tiêu thụ hoa kiểng chính. Hiện nay nó đã từng bước chuyển qua bán trực cho người bán lẻ và ngày càng có nhiều sản phẩm bán trực tiếp qua siêu thị hay nhà bán sỉ chuyyên nghiệp. Xu thế này sẽ hỗ trợ cho sản xuất và xúc tiến thương mại hoa kiểng thêm bền vững. Trong chuổi cung cấp hoa kiểng, sản phẩm đưa ra phải kết hợp giữa yếu tố chất lượng thương mại, chất lượng môi trường và chất lượng xã hội
SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ HOA KIỂNG TRÊN THẾ GIỚI
Sản lượng hoa kiểng trên thế giới tăng trưởng bình quân 10%/năm. Hiện có trên 50 nước sản xuất hoa kiểng với qui mô lớn. Về lĩnh vực giá trị, Hà Lan, Mỹ, Nhật Bản, Ý, Đức và Canada là nhà sản xuất kiểng hoa và kiểng lá lớn nhất. Nhưng về mặt diện tích, Trung Quốc và Ấn Độ lại là nước có diện tích lớn nhất, khu vực châu Á Thái Bình Dương là vùng có diện tích sản xuất hoa kiểng chiếm 77% tổng diện tích trồng hoa kiểng thế giới. Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản là nước tiêu thụ hoa kiểng chính trên thế giới. Tiêu thụ hoa của Mỹ tương đối thấp so với Tây Âu, tuy nhiên tiêu thụ đang tăng trưởng mạnh. Đối với hoa cắt cành, tính trên đầu người Nhật Bản tiêu thụ mạnh nhất, tiếp theo đó là châu Âu và Mỹ. Đức là nước tiêu thụ lớn nhất, tiếp theo đó là Anh, Pháp và Ý. Tổng quát, hoa kiểng là phương tiện để biểu lộ giá trị tinh thần và thẩm mỹ. Vì vậy trên thị trường hoa kiểng được phân lọai theo mục đích sử dụng, Hoa được mua để làm quà tăng cho các trường hợp đặc biệt như ngày Quốc tế phụ nữ, ngày tình yêu, ngày lễ hội tôn giáo, lễ tang…
KINH DOANH HOA KIỂNG TRÊN THẾ GIỚI
Xuất khẩu hoa kiểng thế giới năm 2007 đạt 17 tỷ USD, trong đó kiểng hoa và kiểng lá đạt 8,31 tỷ USD (49,1%), kiểng thân, kiểng củ và hoa cắt cành đạt 8,60 USD (50,9%). Các nước đã phát triển của châu Âu, châu Mỹ và châu Á chiếm 90% của tổng lượng hoa kiểng buôn bán trên thế giới.. Hoa Hồng chiếm 70% trong ngành công nghiệp hoa cắt cành.
Hà Lan tiếp tục chiếm ngôi đầu bảng trong xuất khẩu hoa kiểng với doanh số đạt 8,56 tỷ USD, chiếm 49,6% thế giới vào năm 2007. Colmbia là nước xuất khẩu hoa kiểng đứng hạng nhì doanh số đạt 1,12 tỷ USD chiếm 6,5%. Với đà tăng trưởng 10% thì năm 2011 xuất khẩu doanh hoa kiểng thế giới đạt doanh số 25 tỷ USD.
Đức (2,59 tỷ USD) là nước nhập khẩu hoa kiểng lớn nhất, tiếp theo đó là Anh (1,89 tỷ USD), Mỹ (1,81 tỷ USD), Hà Lan (1,55 tỷ USD) và Pháp (1,43 tỷ USD). Châu Âu là khu vực dẫn đầu thế giới về nhập khẩu kiểng hoa và kiểng lá. Hoa Hồng là lọai hoa phổ biến nhất ở châu Âu. Những lọai hoa khác được nhập vào châu Âu là hoa nhiệt đới, hoa mùa hè và phong lan, Nhật Bản là nước nhập khẩu hoa lớn nhất ở khu vực châu Á. Ấn Độ xếp hạng 16 thế giới về xuất khẩu hoa kiểng với thi phần chỉ có 0,82% (141 triệu USD) năm 2007.
Giao thương hoa trên thị trường hoa quốc tế bị chi phối bởi nhiều luật lệ ngoài kiểm dịch thực vật của các nước nhập khẩu. Nó bao gồm Tiêu chuẩn MPS (Milieu Programma Sierteelt ) chứng chỉ về tiêu chuẩn quốc tế giảm thiểu tác động đối với môi trường của các nhà sản xuất hoa, nó trở thành tiêu chí bắt buộc đối với kênh tiêu thụ hoa tực tiếp và nhà bán đấu giá. Những điều lệ khác bao gồm chương trình nhãn hiệu hàng hóa đối với hoa FLP (Flower Label Programme), nhãn hiệu hội chợ hoa, cây cảnh (Fair Flowers Fair Plants label, (FFP), và bảo hộ quyền tác giả đối với giống mới (Protection of new varieties – UPOV). Các luật lệ trên được áp dụng trên toàn bộ chuổi cung ứng hoa từ nhà vườn, nhà đóng gói, chế biến, vận chuyển, chuổi giá trị từ trang trại đến thị trường rất được ngành công nghiệp hoa quan tâm.
Kênh thương mại hoa kiểng chủ yếu dựa vào phiên chợ bán đấu giá và nhà bán sỉ. Phiên chợ bán đấu giá là kênh tiêu thụ chính đối với hoa nhập khẩu. Tuy nhiên trong thời gian gần đây tiêu thụ qua kênh bán sỉ và bán lẻ gia tăng đáng kể.
SẢN XUẤT HOA KIỂNG CỦA MỘT SỐ NƯỚC
1. Hà Lan
Hà Lan là nước sản xuất hoa cắt cành lớn nhất ở châu Âu. Trong thời gian 2003-2007, giá trị sản xuất của hoa và chậu kiểng tăng trưởng hàng năm 10%, đạt 3.901 triệu Euro vào năm 2007. Lợi tức của ngành công nghiệp hoa Hà Lan cao hơn bất kỳ ngành sản xuất nào trong nông nghiệp do áp dụng công nghệ cao trong sản xuất và giống hoa kiểng chất lượng cao. Phiên chợ bán đấu giá là kênh tiêu thụ các sản phẩm hoa kiểng chính ở Hà Lan, nó đóng vai trò quan trọng trong việc phân phối hoa không những cả châu Âu mà khắp thế giới. Hà Lan là nơi tập trung các nhà bán đấu giá danh tiếng lớn nhất thế giới (FloraHolland). Khoảng 60-70 lượng hoa kiểng nhập khẩu vào châu Âu phải qua bán đấu giá ở Hà Lan.
Hà Lan là đất nước đóng vai trò quan trọng nhất trong kinh doanh hoa cắt cành và kiểng lá ở châu Âu và cả thế giới, là nhà xuất nhập khẩu hoa cắt cành và kiểng lá lớn nhất thế giới. Dù sản lượng hoa kiểng của Hà Lan chỉ chiếm 10% thế giới nhưng xuất khẩu chiếm 60% thế giới (Market News Services, 2008). Diện tích hoa cắt cành giảm đều đặn từ 3.499 ha năm 2003 xuống còn 2.809 ha năm 2008. Tương tự số nhà kính cũng như sản xuất giống giảm đáng kể trong thời kỳ 2003-2008 (bảng 1). Doanh số giảm 13% từ 9.954 triệu euros năm 2007 xuống còn 9,734 triệu euros năm 2008 do khủng hoảng kinh tế thế giới. Số nhà xuất khẩu giảm từ 1.156 xuống còn 911 trong giai đoạn 2003-2008 (Flower Council of Holland, 2008). Hà Lan còn là nước nhập khẩu hoa, trong giai đoạn 2003-2007, lượng và giá hoa cắt cành nhập khẩu tăng lần lượt là 15,2 và 12,9%, trong khi lượng hoa sản xuất trong nước giảm 6,8% như giá tăng 8%. Tổng số cành hoa nhập khẩu năm 2008 là 3,7 tỷ cành trong khi sản xuất trong nước 7,7 tỷ cành (Market New Service 2008)
2. Mỹ
Do tăng nhập khẩu, diện tích canh tác hoa kiểng của Mỹ giảm đáng kể, diện tích canh tác hoa kiểng của Mỹ năm 2007 giảm 2,5% so với năm 2006. Công nghiệp sản xuất hoa kiểng của Mỹ đang trong thời kỳ củng cố, các trang trại lớn chiếm 96% tổng giá trị hoa kiểng. Kiểng cây hàng niên và đa niên chiếm 32% trong tổng doanh số hoa kiểng năm 2007. Doanh số do bán sỉ hoa kiểng đạt 3,9 tỷ USD, tăng 2% sov’ năm 2006
3. Nhật Bản
Nhật Bản là một trong các nước có diện tích hoa kiểng lớn nhất thế giới, hiện có 47% diện tích trồng hoa kiểng dưới hình thức nhà kính hơn có máy che. Hoa Cúc (Chrysanthemums) là lọai hoa quan trọng nhất được canh tác ở Nhật Bản. Nhật Bản cũng là nước hoa cắt cành và kiểng chậu lớn nhất. Doanh số hoa cắt cành bán lẻ của nước này đạt 9,3 tỷ USD, Lượng hoa cắt cành nhập vào Nhật chỉ chiếm 7% nhưng nước này có xu thế trở thành nước nhập khẩu hoa lớn nhất thế giới, Nhật Bản với diện tích hoa cắt cành 16.800 ha với tổng giá trị 2.599 triệu USD, sản xuất khoảng 4,8 tỷ cành, trong đó 111 triệu hoa hồng (nhập 3,2 triệu).
4. Irael
Ngành công nghiệp hoa cắt cành của Irael được đánh giá là tiến bộ nhất thế giới về lĩnh vực sản xuất hoa sạch với khối lượng lớn ở điều kiện sa mạc. Hoa kiểng chiếm 8% trong tổng thu nhập nông nghiệp của Irael. Ngành công nghiệp hoa của Irael tương đối nhỏ so với tiêu chuẩn quốc tế nhưng mang lợi nhuận rất cao, Các nhà trồng hoa dẫn đầu về xuất khẩu các mặt hàng nông nghiệp (29%). Irael xếp hạng thứ 12 trên thế giới về xuất khẩu hoa với thị phần 1,5% (259 triệu USD) năm 2007
5. Kenya
Kenya là nước sản xuất hoa kiểng lớn nhất ở châu Phi. Năm 2002 xuất khẩu hoa kiểng là ngành thu ngoại tệ đứng hạng nhì trong sản xuất nông nghiệp sau cây cà phê thì nay đã leo lên hạng nhất (Njoka and Reuters, 2008). Ngành công nghiệp hoa kiểng của Kenya thu hút khoảng 100.000 lao động trực tiếp và khoảng 2 triệu lao động gián tiếp. Xuất khẩu hoa của Kenya đứng hàng 7 trên thế giới và chiếm 2,6% thị phần thế giới. Thị trường chính của Kenya là Hà Lan với 2/3 sản phẩm bán qua các phiên bán đấu giá. Chiến lược bán trực tiếp đến các siêu thị giúp Kenya gia tăng lợi nhuận và sức cạnh tranh trên thị trường châu Âu.
Công nghiệp hoa Kenya tăng trưởng 12 -15%/năm do cải thiện tính năng động và cơ sở hạ tầng. Sản xuất hoa chủ yếu trong nhà kính 70% sản lượng là hoa hồng. Năng suất hoa của Kenya cao hơn Hà Lan 70% (East African Standard, 2006). Kenya đã qua mặt Colombia, Ecuador và Israel trong xuất khẩu hoa sang châu Âu (Dolan et al., 2002) trong những năm gần đây. Ngành công nghiệp hoa của Kenya liên kết chặt chẽ với 26 tổ chức chính phủ và phi chính phủ (HCDA, 2007), nó phát triển khá toàn diện về lĩnh vực du nhập kỹ thuật, thông tin thị trường, cung cấp thiết bị, dich vụ tư vấn, linh hoạt và thu hút đầu tư nước trên qui mô lớn nên đáp ứng được tiêu chuẩn quốc tế về môi trường GAP . Tuy nhiên nó phụ thuộc vào thị trường xuất khẩu và nguồn giống hoa của nước ngoài, đây là hạn chế lớn của công nghiệp hoa Kenya
6. Ethiopia
Ngành công nghiệp hoa kiểng của Ethiopia là một trong những ngành tăng trưởng nhanh nhất của vùng cận sa mạc Saharan châu Phi. Nó cát cánh từ năm 2005 và đứng hạng 22 thế giới về xuất khẩu, chiếm 0,51%. Ở Ethiopia có 70 trang trại trồng hoa kiểng với các lọai hoa Hồng, Cẩm chướng (Carnations), Cúc (Carthamus). Ngành này thu hút trên 50.000 lao động trực tiếp và gián tiếp và nằm trong nhóm 5 sản phẩm hàng đầu thu ngoại tệ nhiều nhất. Công nghiệp hoa kiểng Ethiopia được tài trợ từ chính phủ, khoảng 40% trang trại đầu tư nước ngoài 100%, 23% dạng hợp tác đầu tư và 36% do trong nước sở hữu.
7. Trung Quốc
Trung Quốc được cho là nước sản xuất hoa kiểng đứng đầu thế giới về mặt diện tích, chiếm 1/3 diện tích hoa kiểng thế giới. Theo Thống kê Trung Quốc, năm 1985 chỉ có 3.000 ha hoa kiểng đến 2007 đã tăng lên 700.000 ha. Xuất khẩu hoa kiểng của Trung Quốc đứng hàng 15 thế giới chiếm tỷ lệ 0,76% và là nước đứng hạng 3 về xuất khẩu qua Nhật Bản. Diện tích hoa cắt cành Trung Quốc năm 2008 ước 44.079 ha, đạt giá trị 1.172 triệu USD (theo hiệp hội hoa Trung Quốc). Trong đó diện tích hoa hồng ước 3.500 ha chủ yếu xuất sang Nhật Bản. (Ando, 2009). Châu Á sở hữu 75% diện tích hoa cắt cành trên thế giới, trong đó Trung Quốc và Ân Độ có diện tích sản xuất hoa kiểng lớn nhất thế giới (Baris and Uslu, 2009) nhưng sản lượng rất thấp chỉ cung cấp 0,5% tổng lượng hoa kiểng trên thế giới. Nguyên nhân do giới hạn về khả năng nghiên cứu và kỹ năng quản lý, sức mua trong nước tăng trưởng thấp,giá đất rẽ và thị trường đấu giá hoa còn ở giai đoạn sơ khai. Tuy nhiên các nước này có lực lượng trẻ năng động, đa dạng phong phú loài hoa và rất có triển vọng phát triển trong tương lai (China Flower International trade 2009). Thị trường hoa cắt cành của Trung Quốc tăng trưởng 20 lần để trở thành nhà cung cấp hoa chính trên thế giới. Xuất nhập khẩu các loài hoa gia tăng đều đặn (Xiangyu et al., 2007). Trong thời kỳ 2004 và 2006, Thị trường xuất khẩu gia tăng hơn 20%/năm. Trong năm 2006, xuất khẩu hoa của Trung Quốc lên đến ¥100,000,000 và giá trị nhập khẩu đạt ¥70,000,000 (hình 3).
Tỉnh Vân Nam là tỉnh hoa kiểng quan trọng nhất Trung Quốc, chiếm 50% sản lượng hoa cắt cành toàn quốc. Vân Nam cũng là cái nôi của Trung tâm bán đấu giá hoa kiểng của châu Á “ Bán đấu giá Hoa Quốc tế Côn Minh (Kunming International Flora Auction) với sự hỗ trợ của Hà Lan. Tỉnh Quảng Đông, Triết Giang, Phúc Kiến, Vân Nam và Thượng Hải chiếm 79% lượng hoa xuất khẩu trong năm 2007 với giá trị trên 26 triệu USD cho mỗi tỉnh. Tỉnh Vân Nam và Phúc Kiến xuất khẩu được 19 triệu USD trong khi tỉnh Hải Nam và Hồ Nam tỷ lệ tăng trưởng xuất khẩu lần lượt là 66,7 và 133,6% (Xu et al., 2008). Thành phố Thanh Châu (Qingzhou city) thuộc tỉnh Sơn Đông với đại lộ hoa dài trên 5 km với trên 3000 nhân viên bán hàng giao tận nơi. Để tăng thị phần, Trung Quốc có 26 công ty sẳn sàng bán hàng qua mạng (Liu, 2008), vận chuyển hoa khắp nơi. Điển hình, công ty hoa Kunning Jinyuan vận chuyển 140 tấn hoa tới Bangkok bằng xe chuyên dụng với giá cước giảm 60% (Baidu Flower, 2008). Do hoa nhanh tàn, hệ thống vận chuyển hữu hiệu cũng là yếu tố quyết định (DIPP, 2009).
8. Ấn Độ
Diện tích hoa kiểng của Ấn Độ năm 2008 được 160.700 ha, xuất khẩu 870,4 tấn hoa tươi và 43,418 tỷ cành hoa, doanh số 34,01 tỷ Rupees. Năm 2009 tăng lên 167.000 ha, xuất khẩu 987 tấn hoa tươi, 113,62 tỷ cành hoa đạt doanh số 36,88 tỷ Rupees. Diện tích trồng hoa của Ân Độ 44.000 ha, trong đó có 34.000 ha trồng các loại hoa truyền thống như cúc vạn thọ, hoa lài, hoa hồng, thạch thảo (aster), cúc, huệ (tuberose), 10.000 ha trồng các loại hoa cải tiến như hồng, cẩm chướng (cornation), đồng tiền (gerbera), lay-ơn (gladiolus), hồng môn (anthurium).
9. Đài Loan
Diện tích hoa kiểng các loại 13.109ha. Năm 2005, Đài Loan đầu tư 63,3 triệu USD để xây dựng Taiwan Orchid Plantation, diện tích 200ha thành công viên công nghệ sinh học cung cấp các giống hoa.
Các vấn đề về môi trường như ô nhiễm nguồn nước, các chất khí thải gây hiệu ứng nhà kính, lạm dụng hóa chất nông nghiệp và bộc phát dịch sâu bệnh là những thách thức lớn của ngành công nghiệp hoa trong tương lai (Scott, 2003). Hoa cắt cành không được xem là đối tượng kiểm soát các chất độc hại tồn lưu trong hoa (Tenenbaum, 2002) nên dư lượng thuốc trừ sâu cao gấp 50 lần so với thực phẩm (Donohoe, 2008). Tại Trung Quốc mỗi sử dụng hơn 2.480.000 tấn phân bón và thuốc trừ sâu chảy vào sông Châu Giang. Vấn đề này làm ô nhiễm trâm trọng con sông lớn thứ ba của Trung Quốc và cả bờ biển của tỉnh Quảng Đông (Yang, 2007). Nước này được dùng để tưới hoa, ảnh hưởng bất lợi đến sản xuất và thương hiệu hoa của Trung Quốc trên thị trường thế giới.
Theo Nguyễn Phước Tuyên (bannhanong.vn)
Tin tức khác