TextBody

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN HOA, CÂY CẢNH

Center for Flowers, Ornamentals Research and Development

Tiếng Việt English

Tọa đàm xây dựng đề mục cho Bách khoa toàn thư Việt Nam lĩnh vực Nông nghiệp

24/08/2017
75

Lần đầu tiên Việt Nam tổ chức biên soạn Bách khoa Toàn thư Việt Nam, dự kiến có 36 quyển và khoảng 2.000 nhà khoa học tham gia vào các Ban biên soạn chuyên ngành.

Bộ Bách khoa toàn thư Việt Nam nhằm mục đích giới thiệu một cách toàn diện, có hệ thống, chuẩn xác những tri thức cơ bản nhất về đất nước, con người, lịch sử xã hội, văn hóa khoa học công nghệ của Việt Nam và thế giới xưa và nay….

Được biết, các nước châu Âu thực hiện BKTT sớm nhất, tính đến bây giờ là gần 300 năm từ các nước như Anh, Pháp, Đức... Nước Nga cũng đã có BKTT từ trên 100 năm nay. Ở châu Á, có sớm là Nhật Bản với khoảng 50 năm. Trung Quốc cũng đã có BKTT trên 20 năm nay.

PTT Vũ Đức Đam nhận định “Đây là công việc khó khăn và chắc chắn chúng ta làm được. Nếu chúng ta làm đúng và làm tốt, thì đây là vinh dự vô cùng lớn đối với tất cả tham gia vào việc biên soạn. Nhưng nếu chúng ta làm không đúng và không tốt thì trách nhiệm không chỉ với con cháu, lịch sử, mà ngay cả bản thân mình nữa cũng sẽ vô cùng nặng nề”.

Ngày 22/8/2017, tại Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam diễn ra buổi Tọa đàm xây dựng đề mục cho Bách khoa toàn thư Việt Nam lĩnh vực Nông nghiệp gồm 02 quyển (9 và 10).

Quyển 9 về lĩnh vực nông nghiệp và thủy lợi, trưởng Ban: GS Nguyễn Tử Siêm

Buổi tọa đàm bàn về chia các nhóm mục từ liên quan (từ định nghĩa)

Các loại cây trồng:

* Theo Memento de l’agronome: (Theo mục đích sử dụng) cây ăn được (ngủ cốc, tinh bột, rau, CAQ); cây thức ăn gia súc; cây mục đích khác) Như vậy hoa, cây cảnh…có phải là đối tượng?

Theo đặc tính thực vật: lâu năm-hàng năm; rụng lá-thường xanh; thân thảo-thân gỗ…

Theo nhu cầu sinh thái: nhiệt đới-á nhiệt đới-ôn đới; cây trồng cạn-cây trồng nước…

Theo ngành hàng: cây lương thực; cây công nghiệp, cây gia vị?

Các quá trình diễn ra trong cây trồng (Quang hợp, hô hấp, trao đổi khoáng…)?

Các chế độ trồng trọt: luân canh, xen canh, độc canh, quãng canh…?

Các biện pháp kỹ thuật tác động đến cây trồng: khai hoang, lấn biển; tăng vụ…?

Các phương pháp chọn tạo giống cây trồng…?

Và sẽ còn các buổi tọa đàm:

Tọa đàm 1: Biên soạn Bách khoa toàn thư Nông nghiệp, Thủy lợi - Lý luận và thực tiễn do GS. Nguyễn Tử Siêm/GS. Trần Đình Long chủ trì

Tọa đàm 2: Tọa đàm khoa học lĩnh vực Trồng trọt do GS. Vũ Mạnh Hải chủ trì

Tọa đàm 3: Khoa học lĩnh vực Hệ thống nông nghiệp do TS. Đào Thế Anh chủ trì

Tọa đàm 4: Khoa học lĩnh vực BVTV do GS. Trần Duy Quý chủ trì

Tọa đàm 5: Toạ đàm khoa học lĩnh vực Công nghệ sinh học do GS. Trần Duy Quý chủ trì

Tọa đàm 6: Tọa đàm khoa học lĩnh vực chăn nuôi do GS. Vũ Chí Cương chủ trì’

Tọa đàm 7: Tọa đàm khoa học lĩnh vực thú y do GS. Vũ Chí  Cương chủ trì’

Tọa đàm 8: Tọa đàm khoa học lĩnh vực Môi trường nông nghiệp do PGS. Phạm Quang Hà chủ trì

Tọa đàm 9: Tọa đàm khoa học lĩnh vực Sử dụng tài nguyên Đất và Nước Do GS. Nguyễn Tử Siêm chủ trì

Tọa đàm 10: Tọa đàm khoa học lĩnh vực Công trình thủy lợi do GS. Trần Đình Hòa chủ trì

Tọa đàm 11: Toạ đàm khoa học lĩnh vực tưới tiêu do GS. Bùi Công Quang chủ trì

Tọa đàm 12: Đánh giá chung kết quả Bảng mục từ chuyên ngành nông nghiệp do GS. Vũ Văn Liết chủ trì

Tọa đàm 13: Đánh giá chung kết quả Bảng mục từ chuyên ngành  thủy lợi  do PGS. Nguyễn Trọng Hà chủ trì

Nguồn: vaas.org.vn.

Tin tức khác

PluginFacebook
TextFooter
Thông báo
Đóng