TextBody

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN HOA, CÂY CẢNH

Center for Flowers, Ornamentals Research and Development

Tiếng Việt English

Triển vọng phát triển Mô hình nuôi cấy mô tế bào quy mô hộ gia đình ở Việt Nam

10/09/2018
31

Hiện nay, công nghệ nhân giống vô tính các loại cây trồng ở Việt Nam như cây ăn quả, cây công nghiệp, cây lâm nghiệp, hoa, cây cảnh…đã phát triển khá hoàn thiện. Các nhà vườn, hộ nông dân, hợp tác xã, trung tâm giống cây trồng có thể tự sản xuất giống một cách dễ dàng bằng các phương pháp truyền thống như tách cây, giâm, chiết, ghép… 

Tuy nhiên, chính tiêu chuẩn về sản phẩm tạo ra (hoa, quả thương phẩm,...) đã đẩy nhu cầu về giống cây trồng có chất lượng lên cao. Các cơ sở sản xuất phải tự cải tiến công nghệ hoặc tìm ra hướng sản xuất mới, trong đó có việc hình thành và phát triển các phòng nuôi cấy mô tế bào quy mô nhỏ ở các hộ gia đình.  

I. Thuận lợi của sản xuất cây giống in vitro quy mô hộ gia đình

1- Công tác quản lý, tổ chức sản xuất hết sức gọn nhẹ, linh hoạt, chủ động. Do vậy có thể nhanh chóng nắm bắt được các cơ hội do thị trường đem lại.

2- Khu vực sản xuất thường gắn với nơi ở nên thuận tiện về thời gian và không gian làm việc, tiết kiệm được tối đa thời gian và chi phí.

3- Lao động chủ yếu là người trong gia đình hoặc người thân của gia đình nên luôn có tinh thần tận tâm, mong muốn đạt sản lượng, chất lượng cao nhất.

4- Thông thường các cơ sở nhân giống in vitro ở hộ gia đình có thị trường tại chỗ là địa phương nên rất tiện lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm.

  

Mô hình phòng nuôi cấy mô hộ gia đình tại Xuân Quan – Hưng Yên

II. Một số vấn đề cần quan tâm khi xây dựng, vận hành phòng nuôi cấy mô quy mô nhỏ

Để xây dựng và vận hành được phòng nuôi cấy mô hộ gia đình có hai vấn đề quan trọng là: (1) chi phí (bao gồm cả chi phí đầu tư, chi phí vận hành và chi phí quảng bá) và (2) kiến thức (Know-how: quy trình công nghệ, điều này có thể tự nghiên cứu hoặc nhận chuyển giao).

1-  Xác định đối tượng sản xuất: Mỗi phòng nuôi cấy mô chỉ nên nhân giống từ 1-2 đối tượng cây trồng.

2- Chú trọng đào tạo con người chuyên nghiệp, bao gồm cả người làm công tác quản lý và người làm chuyên môn, có thể cho đi học ở các cơ sở nuôi cấy mô cả trong và ngoài nước.

3- Đầu tư trang thiết bị, hóa chất theo quy trình sản xuất của đối tượng cây đã lựa chọn: Nhiều cơ sở mới hình thành đang vướng phải vấn đề đó là mua tất cả các trang thiết bị hóa chất dùng cho nuôi cấy mô tế bào nói chung, dẫn đến nhiều hóa chất không được dùng đến.

4- Tăng cường phát triển thị trường: Tìm đầu ra cho sản phẩm, quảng bá, giới thiệu sản phẩm tới các công ty sản xuất, vùng trồng lớn.

5- Giảm thiểu chi phí sản xuất và cải tiến công nghệ:

     + Áp dụng các quy trình nhân giống đơn giản.

     + Cải tiến các thiết bị dụng cụ giảm thiểu tiêu hao và chi phí ví dụ: tận dụng ánh sáng tự nhiên thay cho chiếu đèn, ra rễ ngoài môi trường...

6- Liên kết các phòng nuôi cấy mô với nhau hoặc với các Viện, Trung tâm nghiên cứu để làm một hoặc một vài khâu trong cả quá trình nhân giống đối với những giống khó (Tiếp nhận mẫu giống, môi trường từ các cơ sở khác...).

Nguồn: KS. Nguyễn Thị Hồng Nhung

(Trung tâm NC&PT Hoa, Cây cảnh)

 

Tin tức khác

PluginFacebook
TextFooter
Thông báo
Đóng