Đinh Thị Dinh, Đặng Văn Đông (2014), Kết quả nghiên cứu đặc điểm hình thái và giải phẫu của một số giống hoa lan Đai châu (Rhynchostylis gigantea) (Lindl.) Ridl)) triển vọng ở miền Bắc Việt Nam. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kỳ 1 – Tháng 1/2014, tr 33-40.
TÓM TẮT
Hoa lan Đai châu là loài lan bản địa của Việt Nam có hoa chùm rủ và hương thơm, đây là loài hoa có giá trị thẩm mỹ và giá trị kinh tế cao. Để phát triển loài hoa này rộng rãi ngoài sản xuất nhóm nghiên cứu tiến hành đánh giá đặc điểm thực vật học của một số giống hoa lan Đai châu, kết quả cho thấy các giống có đặc điểm khác nhau về hình thái và giải phẫu, màu sắc của rễ, thân, lá, hoa, quả có 2 xu hướng: các giống hoa màu đỏ, đốm đỏ thì chóp rễ, thân, lá, quả có màu tía đỏ, còn giống có hoa màu trắng và trắng đốm tím thì chóp rễ, thân, lá, quả màu xanh đây là đặc điểm để nhận dạng giống. Đặc điểm giải phẫu đều đạt các giá trị cao nhất trên giống hoa trắng đốm tím: số lượng và kích thước bó dẫn của rễ lớn nhất (27,05 bó; dày 202,50 µm và rộng 80,50 µm) nên sẽ có khả năng hút nước và muối khoáng tốt nhất. Đường kính thân lớn nhất (13,77mm), tổng số lượng bó dẫn (525,6 bó), số bó dẫn to (239,6 bó) và kích thước bó dẫn (bó to: 255,00 µm; bó nhỏ: 153,25 µm) lớn nhất nên khả năng dẫn nước và muối khoáng sẽ tốt hơn 3 giống còn lại. Kích thước cương mô lớn nhất (bó to: 146,25 µm; bó nhỏ: 86,25 µm) nên có khả năng chống đỡ cơ học tốt nhất. Kích thước lá (dài 25,09 cm rộng 4,25 cm), độ dày mô đồng hóa (2705,0 µm) cũng lớn nhất, do vậy khả năng tổng hợp chất hữu cơ trên lá của giống này sẽ tốt hơn 3 giống còn lại. Đường kính hoa của các giống đều đạt 23mm. Kích thước quả phụ thuộc vào độ dài của cuống hoa, lớn nhất ở giống hoa màu đỏ (3,42cm x 1,3 cm) và nhỏ nhất là giống hoa màu đốm đỏ (2,43cm x 1,19cm).
Từ khóa: cấu tạo, đặc điểm, lan Đai châu, giải phẫu, giống, hình thái.
Tin tức khác