TextBody

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN HOA, CÂY CẢNH

Center for Flowers, Ornamentals Research and Development

Tiếng Việt English

Đinh Thị Dinh, Đặng Văn Đông, Trần Duy Quý (2014), Ảnh hưởng của các vùng sinh thái và xử lý Gibberilin (GA3) tới sinh trưởng và ra hoa của giống lan Đai Châu trắng đốm tím.

19/06/2017
71

Đinh Thị Dinh, Đặng Văn Đông, Trần Duy Quý (2014), Ảnh hưởng của các vùng sinh thái và xử lý Gibberilin (GA3) tới sinh trưởng và ra hoa của giống lan Đai Châu trắng đốm tím. Tạp chí khoa học và phát triển, tập 12, số 7/2014.

TÓM TẮT

Cây hoa lan Đai Châu là một loài hoa đẹp, được thị trường rất ưa chuộng và có tiềm năng phát triển sản xuất mở rộng ở Việt Nam. Hạn chế lớn nhất trong việc trồng hoa lan Đai Châu ở miền Bắc Việt Nam là cây sinh trưởng, phát triển chậm. Mỗi năm, cây chỉ mọc được 1-2 lá và thời gian từ khi trồng đến khi ra hoa phải mất 3-4 năm. Nhằm khắc phục hạn chế trên trong sản xuất hoa lan Đai Châu, nhóm nghiên cứu đã đánh giá đặc điểm sinh trưởng, phát triển của cây ở các vùng sinh thái khác nhau, nghiên cứu tương quan sinh trưởng giữa lá, rễ với một số chỉ tiêu về hoa. Từ đó tác động biện pháp kỹ thuật nhằm tăng sinh trưởng, phát triển của cây. Kết quả cho thấy: Cây sinh trưởng phát triển mạnh trong điều kiện miền Nam, tiếp theo là vùng Đồng bằng sông Hồng và chậm nhất là ở miền núi phía Bắc. Tương quan về chiều dài lá với chiều dài rễ lan Đai Châu là không chặt (R2= 0,2081), chiều dài lá với chiều dài cành hoa, số hoa trên cành có tương quan thuận, chặt (R2= 0,8236, R2 = 0,8121). Phun GA3 ở các nồng độ 0, 100, 150, 200, 250 ppm cho thấy: với cây 1 năm tuổi, phun nồng độ 150ppm làm tăng sinh trưởng của cây, rút ngắn thời gian từ trồng đến ra hoa từ 3 năm xuống còn 2 năm, tỷ lệ ra hoa đạt 47%. Với cây 2 năm tuổi phun nồng độ 200ppm làm tăng chiều dài lá, chiều dài cành hoa, số hoa trên cành và tỷ lệ ra hoa đạt 80%, trong khi đối chứng chỉ đạt 51,0%.

Từ khóa: axít gibberellic (GA3), hệ số tương quan, lan Đai Châu, phát triển, ra hoa, sinh trưởng.

 

Affect the ecological regions and gibberellic acid (GA3) control on growth and development of Rhynchostylis gigantea (Lindley) Rindley flowers

ABSTRACT

Rhynchostylis gigantea (Lindley) Ridley is a beautiful flower preferred by the market and has the potential to expand production in Vietnam. The biggest drawback of growing Rhynchostylis gigantea in Northern Vietnam is that the plants slowly grow and develop. Each year, the plants grow only 1-2 leaves and the time from planting to flowering takes 3-4 years. To overcome limitations in the Rhynchostylis gigantea production, the research team evaluated the characteristics of plant growth and development in different ecological regions, correlation studies between leaf, root growth and some flower indicators. Therefore, technical measures were used to increase the growth and development of plants. The results showed that: Plants sturdily grew in Southern conditions, followed by the Red River Delta and slowly in the Northern mountainous region. The Rhynchostylis gigantea correlation between growth of leaf length and root length is not tight (R2= 0,2081), between leaf length and flower stem length, number of flowers on stems is directly proportional and tight correlation (R2= 0,8236, R2 = 0,8121). When spraying exogenous GA3 at concentrations of 0, 100, 150, 200, 250 ppm showed that: 1-year-old plants sprayed with concentration of 150ppm increased plant growth, shortened the time from planting to flowering from 3 years to 2 years, reached the flowering proportion of 47%. In addition, 2-year-old plants sprayed with concentration of 200ppm increased leaf length, flower stem length and the number of flowers on stems, flowering proportion reached 80%, while plants control only got 51.0%.

Keywords: correlation coefficient, development, gibberellic acid (GA3), growth, flowering

Tin tức khác

PluginFacebook
TextFooter
Thông báo
Đóng