Trần Văn Tam, Đặng Văn Đông, Đặng Văn Lãm, Trần Duy Dương, Trần Đăng Khánh (2019). Đánh giá đa dạng di truyển các mẫu tùng la hán bản địa tại huyện đảo Cô Tô, Quảng Ninh bằng chỉ thị phân tử RAPD. Tạp chí Khoa học công nghệ nông nghiệp Việt Nam kỳ 1+2, tháng 2/2019.
Tóm tắt
Việc sử dụng chỉ thị phân tử để nhận dạng và đánh đánh giá mức độ đa dạng di truyền giữa các mẫu giống tùng La Hán (Podocarpus macrophyllus) tại huyện đảo Cô Tô, Quảng Ninh sẽ góp phần phục vụ công tác thu thập, phân loại, đánh giá và bảo tồn nguồn gen cũng như cung cấp thông tin về mối quan hệ di truyền giữa các giống tùng La Hán làm cơ sở cho các chương trình chọn tạo giống.
Qua kết quả phân tích bằng 32 mồi RAPD cho thấy, 12 mẫu giống tùng La Hán có hệ số tương đồng di truyền dao động trong khoảng từ 45 đến 99 %.Trong số 12 mẫu giống thu thập, thì mẫu số 3,4 có hệ số tường đồng cao nhất là 99,2 %. Dựa trên chỉ thị phân tử RAPD,để nhận dạng một số mẫu giống Tùng La hán bản địa của Việt Nam qua việc xác định được các băng cá biệt xuất hiện ở các mồi RAPD với từng mẫu tùng La Hán. Trong số 32 mồi ngẫu nhiên mồi thì có 26 mồi có thể nhận dạng được một số mẫu giống dựa trên các băng cá biệt như: mẫu giống số 1 (ở các mồi như OPA6, OPA12, OPC19, OPD4, OPN4), mẫu giống số 2 (OPA10, OPN3, OPN4, OPN20), mẫu số 3 (OPA10, OPA11, OPB6, OPN7) mẫu số 4 (OPN14); mẫu số 5 (OPA11, OPA6, OPN11, OPN2, OPN14, OPN6); mẫu số 6 (OPD4, OPN11, OPN19), mẫu số 7 (OPA2, OPN3, OPN4, OPN12, OPN19), mẫu số 8 (OPA10, OPC19, OPN12, OPN7), mẫu số 9 (OPB5, OPD7), mẫu số 10 (OPN13), mẫu số 11 (OPC19, OPB5, OPA11, OPN2), và mẫu số 12 với các mồi ( OPN1, OPN2).
Từ khóa: Chỉ thị phân tử, đa dạng di truyền, tùng La Hán (Podocarpus macrophyllus), mồi, nhận dạng.
Tin tức khác