TextBody

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN HOA, CÂY CẢNH

Center for Flowers, Ornamentals Research and Development

Tiếng Việt English

Hội thảo:“Thực trạng và định hướng nghiên cứu, sản xuất và xúc tiến thương mại ngành hoa, cây cảnh ở Việt Nam”

22/12/2014
89

Trong các ngày 19 -20/12/2014, Viện nghiên cứu Rau quả đã phối hợp với Cục Chế biến Nông Lâm Thủy sản và nghề Muối, tổ chức hội thảo “Thực trạng và định hướng nghiên cứu, sản xuất và xúc tiến thương mại ngành hoa, cây cảnh ở Việt Nam”

Thành phần chủ trì hội thảo gồm có: 

+ Ông Nguyễn Trọng Thừa - Cục Trưởng Cục Chế biến Nông Lâm Thủy sản và Nghề muối - Bộ Nông nghiệp & PTNT;

+ Ông Phạm Hồng Quất - Cục trưởng Cục Phát triển Thị trường và Doanh nghiệp KHCN - Bộ KH&CN

+ Ông Nguyễn Quốc Hùng - Viện Trưởng Viện Nghiên cứu Rau quả 



Ông Nguyễn Trọng Thừa - Cục Trưởng Cục Chế biến Nông Lâm Thủy sản và Nghề muối - Bộ Nông nghiệp & PTNT phát biểu tại Hội thảo

Hội thảo cũng đã đón tiếp gần 200 đại biểu đến từ các cơ quan nghiên cứu khoa học, cơ quan quản lý, các sở ban ngành các địa phương, các doanh nghiệp và đại diện các hộ nông dân trồng hoa có kinh nghiệm từ mọi vùng, miền đất nước. 

Tại Hội thảo, TS. Đặng Văn Đông - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Rau quả đã trình bày báo cáo về thực trạng và định hướng phát triển ngành hoa Viện Nam, chỉ ra những khó khăn và thách thức cũng như các mục tiêu, chiến lược để nâng tầm phát triển của ngành sản xuất hoa cây cảnh trong tương lai. 

Nhiều đại biểu là các nhà khoa học, nhà quản lý, đại diện các doanh nghiệp và người sản xuất đã trình bày tham luận và đóng góp các ý kiến quý báu cho hội thảo.

TS Phan Huy Thông - Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phát biểu tại Hội thảo

Hội thảo nhất trí đưa ra một số nhận định sau: 

1. Hoa, cây cảnh là một ngành đặc thù, vừa có giá trị văn hóa truyền thống, giá trị thẩm mỹ, vừa có giá trị kinh tế cao.Sản xuất hoa, cây cảnh đã giải quyết nhiều công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, đồng thời mang lại cảnh quan xanh, đẹp cho đất nước.

2. Trong những năm qua, sản xuất hoa, cây cảnh đã tăng lên một cách nhanh chóng, từ 3.500ha năm 1995 lên đến 17.300ha năm 2013; giá trị sản lượng tăng 26,62 lần.Đặc biệt, sản xuất hoa, cây cảnh đã đổi mới theo phương hướng đa dạng hóa sản phẩm, áp dụng các công nghệ, tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất,nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Có được kết quả trên là do sự nỗ lực của ngườinông dân, của các doanh nghiệp, sự ủng hộ của cơ chế chính sách Nhà nước, và một phần không nhỏ là sự đóng góp của các nhà khoa học. 

3. Tuy sản xuất hoa, cây cảnh đã đạt được những thành tựu lớn, đã hình thành được nhiều vùng sản xuất hoa, cây cảnh hàng hóa, nhưng nhìn chung công tác nghiên cứu về hoa, cây cảnh vẫn còn nhiều hạn chế: các giống hoa mang bản quyền Việt Nam chưa nhiều; sản xuất còn manh mún; diện tích hoa áp dụng công nghệ cao chưa nhiều; sự liên kết giữa các cơ quan khoa học, doanh nghiệp và người dân chưa cao; dẫn đến sản phẩm hoa của Việt Nam chưa có sức cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế. Theo nhận định của nhiều đại biểu và các chuyên gia tại hội  thảo, đóng góp của ngành hoa, cây cảnh chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có của ngành.

4. Việt Nam có điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất hoa, cây cảnh: đất đai rộng lớn, có nhiều vùng sinh thái khí hậu khác nhau, có nguồn lao động dồi dào, sáng tạo, đã hình thành được hệ thống nghiên cứu với nhiều cơ quan khoa học có uy tín, cùng với nhiều chính sách ưu đãi của Nhà nước. Do vậy, chúng ta hoàn toàn có thể đẩy mạnh phát triển sản xuất hoa, cây cảnh hơn nữa.

Tuy nhiên, ngành sản xuất hoa cây cảnh tại Việt Nam cũng đối mặt vớikhông ít khó khăn và thách thức: sản xuất tản mạn, thiếu quy hoạch; liên doanh, liên kết còn thiếu và yếu, trình độ kỹ thuật sản xuất còn nhiều hạn chế; thương mại hóa và quảng bá sản phẩm chưa được chú trọng, trong khi phải cạnh tranh với các nước có ngành hoa, cây cảnh phát triểntrong khu vực (Thái Lan. Đài Loan…).

TS Trần Lệ - Giám đốc Cty Cổ phần Sinh thái Mường Phăng phát biểu tại Hội thảo

GS Nguyễn Lân Hùng - Tổng Thư ký Hội Sinh học Việt Nam phát biểu tại Hội thảo

Để phát huy những thuận lợi và khắc phục khó khăn đưa ngành hoa, cây cảnh phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới, hội thảo nhất trí đưa ra một số định hướng chính như sau:

(1) Đẩy mạnh hơn nữa công tác nghiên cứu chọn tạo giống hoa mới, xây dựng và hoàn thiện các quy trình công nghệ theo hướng ứng dụng công nghệ cao;

(2) Quy hoạch mở rộng và phát triển một số vùng hoa, cây cảnh;

(3) Tăng cường áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật cho hoa, cây cảnh;

(4) Thúc đẩy hơn nữa sự hợp tác, liên kết giữa các cơ quan quản lý, cơ quan khoa học, doanh nghiệp, nông dân trong sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm hoa, cây cảnh;

(5) Tăng cường quảng bá, xúc tiến thương mại cho ngành hoa

(6) Xây dựng các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển ngành hoa 

Cũng tại hội thảo, bên cạnh các giống đã được công nhận và áp dụng rộng rãi trong sản xuất (lily sorbone, lily Manissa…), nhiều giống hoa mới do Viện Nghiên cứu Rau quả nghiên cứu và phát triển đã được trưng bày và giới thiệu.

Nguồn: Trung tâm NC &PT Hoa, Cây cảnh 

Tin tức khác

PluginFacebook
TextFooter
Thông báo
Đóng