Kết quả xây dựng mô hình trồng lan kiếm Thanh Ngọc (Cymbidium sinense) tại Gia Lâm - Hà Nội
Lan kiếm Thanh Ngọc là một trong những loài lan bản địa quý của Việt Nam. Loài lan này được nhiều người yêu thích bởi một số đặc điểm nổi bật như lá dài, rủ xuống tạo nên vẻ mềm mại, cân đối hài hòa, hoa màu xanh ngọc và có mùi thơm dịu không loài nào sánh kịp. Ngoài giá trị về thẩm mỹ, lan kiếm Thanh Ngọc còn có giá trị cao về kinh tế, nên trong những năm gần đây đã có rất nhiều người dân, doanh nghiệp đầu tư nuôi trồng loài lan này.
Lan kiếm Thanh Ngọc (Cymbidium sinense)
Từ kết quả thực hiện nhiệm vụ quỹ gen cấp nhà nước: “Khai thác và phát triển nguồn gen lan kiếm (Cymbidium sinense)” do Viện Nghiên cứu Rau quả làm chủ trì, nhóm nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Hoa, Cây cảnh đã tuyển chọn được giống lan kiếm Thanh Ngọc. Từ đó nhóm đã nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật như xác định giá thể trồng, phân bón, ánh sáng, chất lượng nước tưới, phòng trừ sâu bệnh trên cây lan kiếm Thanh Ngọc nhằm xây dựng quy trình trồng, chăm sóc để phát triển loài lan quý này ra sản xuất.
Một số thí nghiệm nghiên cứu trên cây lan kiếm Thanh Ngọc
Năm 2015-2016, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Hoa, Cây cảnh - Viện Nghiên cứu Rau quả đã ứng dụng quy trình trồng chăm sóc lan Kiếm Thanh ngọc vào thực tiễn sản xuất bằng việc xây dựng mô hình trồng lan kiếm Thanh Ngọc có quy mô 1.200m2 tại Gia Lâm - Hà Nội. Kết quả đánh giá mô hình cho thấy:
- Tình hình sinh trưởng, phát triển: Cây trong mô hình sinh trưởng rất tốt với chiều chiều dài lá đạt 65cm, chiều rộng lá 2,5cm và lá xanh bóng ở cây 3 năm tuổi.
- Năng suất, chất lượng hoa: Cây 3 năm tuổi bắt đầu cho ra hoa với tỷ lệ 55,2%; Số ngồng hoa/chậu >2 ngồng; Chiều dài ngồng hoa 47cm; Số hoa TB trên 1 ngồng đạt từ 8 hoa trở lên; Đường kính hoa đạt 4,5cm và độ bền hoa là 23 ngày. Cây 4 năm tuổi: tỷ lệ ra hoa đạt 93,0%; Số ngồng hoa/chậu là gần 6 ngồng; Chiều dài ngồng hoa đạt 62cm; Số hoa/ngồng đạt từ 12 hoa trở lên; Đường kính hoa đạt 4,6cm và độ bền hoa là 26 ngày.
Cây lan kiếm Thanh Ngọc 4 năm tuổi
- Sâu bệnh chính gây hại: Đều ở mức độ nhẹ. Sâu hại xuất hiện rải rác, bệnh hại ở cấp 1 đến cấp 3 (dưới 5 % diện tích lá bị hại).
- Mô hình sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao: Lợi nhuận thu được là 400-500 triệu đồng/1.000m2/năm.
Mô hình trồng lan kiếm Thanh Ngọc tại Gia Lâm - Hà Nội
Từ kết quả xây dựng mô hình sản xuất lan kiếm Thanh Ngọc thương phẩm áp dụng quy trình kĩ thuật trồng lan kiếm của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Hoa, cây cảnh - Viện nghiên cứu Rau quả đã giúp cây sinh trưởng, phát triển rất tốt và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Như vậy, hoàn toàn có thể áp dụng quy trình này rộng rãi ngoài sản xuất cho các tỉnh phía Bắc.
Theo ThS. Chu Thị Ngọc Mỹ
(Trung tâm NC&PT Hoa, Cây cảnh)
Tin tức khác
- ĐẠI HỘI ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH VIỆN NGHIÊN CỨU RAU QUẢ NHIỆM KỲ 2022 - 2024 - (13/05/2022)
- NHỮNG GIỐNG SEN MỚI, LẠ VÀ TRIỂN VỌNG TRONG TƯƠNG LAI - (04/05/2022)
- LỄ HỘI SEN ĐỒNG THÁP SẼ THIẾT LẬP KỶ LỤC 200 MÓN ĂN TỪ CÂY SEN - (02/05/2022)
- LỄ HỘI SEN LẦN 1 TỈNH ĐỒNG THÁP SẼ ĐƯỢC TỔ CHỨC DỊP SINH NHẬT BÁC - (29/04/2022)
- CHUYÊN GIA: BẠCH HẢI ĐƯỜNG CHỈ LÀ MỘT CÂY RẤT BÌNH THƯỜNG, KHÔNG CÓ GÌ ĐẶC BIỆT - (27/04/2022)
- BẢO TỒN THÀNH CÔNG 3 GIỐNG HOA TRÀ BẢN ĐỊA QÚY HIẾM - (25/04/2022)
- THÁI BÌNH: BIẾN VÙNG ĐẤT CHIÊM TRŨNG THÀNH RUỘNG SEN, AO SÚNG BẠT NGÀN - (21/04/2022)
- CỤC TRƯỞNG CỤC TRỒNG TRỌT: BẠCH HẢI ĐƯỜNG LÀ CÂY RẤT BÌNH THƯỜNG, HÃY NHỚ BÀI HỌC LAN ĐỘT BIẾN - (17/04/2022)
- BẠCH HẢI ĐƯỜNG LÀ HOA GÌ MÀ BỖNG NHIÊN SỐT GIÁ, NỬA TỶ ĐỒNG 1 CÂY BÉ TÍ, ĐƯỢC SĂN LÙNG RÁO RIẾT? - (15/04/2022)
- THÁI BÌNH: HƯỚNG TỚI SẢN PHẨM OCOP GẮN VỚI DU LỊCH SINH THÁI - (13/04/2022)
Video clip
Lễ hội hoa Xuân Quan lần thứ 2
Tin tức
-
13/05/2022
ĐẠI HỘI ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH VIỆN NGHIÊN CỨU RAU QUẢ NHIỆM KỲ 2022 - 2024
-
04/05/2022
NHỮNG GIỐNG SEN MỚI, LẠ VÀ TRIỂN VỌNG TRONG TƯƠNG LAI
-
02/05/2022
LỄ HỘI SEN ĐỒNG THÁP SẼ THIẾT LẬP KỶ LỤC 200 MÓN ĂN TỪ CÂY SEN
-
29/04/2022
LỄ HỘI SEN LẦN 1 TỈNH ĐỒNG THÁP SẼ ĐƯỢC TỔ CHỨC DỊP SINH NHẬT BÁC
-
27/04/2022
CHUYÊN GIA: BẠCH HẢI ĐƯỜNG CHỈ LÀ MỘT CÂY RẤT BÌNH THƯỜNG, KHÔNG CÓ GÌ ĐẶC BIỆT