TextBody

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN HOA, CÂY CẢNH

Center for Flowers, Ornamentals Research and Development

Tiếng Việt English

Kỹ thuật tạo giống hoa hồng bằng phương pháp lai hữu tính

11/09/2017
275

Đối với lĩnh vực hoa cây cảnh, nhu cầu về giống mới luôn luôn là đòi hỏi cấp thiết với thị trường. Có nhiều phương pháp để tạo ra một giống hoa mới, tuy nhiên lai hữu tính là phương pháp dễ dàng áp dụng và tạo ra nhiều biến dị cho quá trình chọn lọc nhất. Đối với chọn giống hoa hồng, kết quả lai tạo đã cho ra được những giống hoa hồng đa dạng về màu sắc, kiểu cánh, dạng thân, kiểu cây, hương thơm,.... 

Sau nhiều năm nghiên cứu  các cán bộ của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Hoa, Cây cảnh đã tạo ra được một số giống hoa hồng mới bằng quy trình lai hữu tính sau:

1. Lựa chọn bố mẹ

Việc chọn cây mẹ và cây cho phấn có định hướng rất quan trọng trong lai tạo. Đầu tiên, chọn một cây mẹ có khả năng tạo hạt dễ dàng và có một vài đặc tính mong đợi. Sau đó chọn một cây bố cho phấn cũng có một vài đặc tính mà bạn muốn có trong cây con (dày cánh, nhiều cánh, bền hoa, ít gai,....).

2. Kỹ thuật lai tạo

2.1. Chuẩn bị hạt phấn:

Chọn những hoa ở giai đoạn nở được 1/3-1/2. Điều này phụ thuộc vào từng giống hoa: số lượng cánh hoa, độ cuốn của cánh (cánh càng nhiều, cuốn càng chặt thì chọn thời điểm nở ½).

 

Hình 1: Những hoa được chọn lấy phấn

Cách 1: Hoa được chọn làm bố, ngắt khỏi cây, cắm vào bình, tách các cánh hoa ở trung tâm. Để hoa ở nơi thoáng, tránh phơi nắng. Để khoảng 2-3 ngày, đặt ở nơi khô ráo, thoáng gió. Sau khi khô, bao phấn vỡ tung phấn ra.

Cách 2: Hoa được chọn lấy phấn, tách các cánh hoa ở trung tâm. Gắp hết bao phấn cho vào đĩa petri sạch, ghi tên giống. Để khoảng 2-3 ngày, bao phấn vỡ tung phấn ra thì đem lai.

Hình 2: Bao phấn trước và sau khi bung phấn

  • Kiểm tra độ hữu dục của hạt phấn:

Nhuộm hạt phấn với KI (hoặc aceto-carmine 5%). Sau đó cho lên tiêu bản để quan sát dưới kính hiển vi quang học. Mỗi tiêu bản chọn ngẫu nhiên 10 vi trường để quan sát dưới vật kính 10x và 40x. Các hạt phấn bắt màu đậm là các hạt phấn hữu thụ, các hạt phấn không bắt màu hoặc bắt màu nhạt là các hạt phấn bất thụ.

                                a.Vật kính10x                                             b.Vật kính 40x

Hình 3: Kiểm tra độ hữu dục hạt phấn bằng KI1%

2.2. Chuẩn bị cây mẹ:

  • Chọn những hoa ở giai đoạn nở 1/3-1/2 vào buổi sáng ngày định lai.
  • Tiến hành khử đực vào chiều ngày hôm trước, khoảng 4-5h.

Cách 1: Mở xoắn cánh hoa, tách một số cánh ở trung tâm. Gắp bỏ bao phấn. Bao cách ly.

Cách 2: Lần lượt tách bỏ tất cả các cánh hoa, cắt bỏ bao phấn. Bao cách ly.

Chú ý: Khi tách cánh hoa và gắp bao phấn cần nhẹ nhàng không làm xoắn cổ hoa, không để sót bao phấn.

2.3. Tiến hành lai:

  • Tiến hành lai vào buổi sáng 8-10h, thời điểm thụ phấn tốt nhất từ tháng 8-11. Dùng chổi lông lấy hạt phấn từ petri, chấm đều lên bề mặt vòi nhụy (vòi nhụy có chất nhầy là thời điểm nhận phấn tốt nhất).
  • Bao cách ly (có thể sử dụng bao cách ly bằng giấy nến hoặc giấy xi măng).
  • Ghi tổ hợp lai, ngày lai: Sử dụng thẻ nhựa có đục lỗ hoặc giấy xi măng.

Hình 4: Tiến hành thụ phấn và bao cách ly cho hoa

2.4. Chăm sóc sau thụ phấn:

Sau khi thụ phấn có kết quả, rút bỏ túi bao, khống chế không cho ra lộc mới và các cành ở gốc, ngắt bỏ các hoa, nụ còn lại để tập trung dinh dưỡng nuôi quả.

Hình 5: Quả lai được 40 ngày sau lai

2.5. Nảy mầm của hạt hoa hồng:

Khoảng 4 tháng sau thụ phấn, thu quả hoa hồng chín, tách hạt. Ngâm hạt trong H2O210% trong 30 phút, tráng lại bằng nước sạch. Sau đó gieo trên giấy ẩm và xử lý lạnh 10oC trong 3 tuần.

Sau khi xử lý lạnh đem gieo hạt trên giá thể: 50% than bùn : 50% đá trân châu. Có thể đánh giá được hoa sau 4 tháng gieo trồng.

Hình 6: Hạt hoa hồng sau khi được xử lý lạnh, trồng trên giá thể và ra hoa

NCS.Nguyễn Thị Hồng Nhung

(Trung tâm NC & PT Hoa, Cây cảnh)

 

 

 

Tin tức khác

PluginFacebook
TextFooter
Thông báo
Đóng