Nhu cầu tiêu dùng hoa lan hồ điệp ở nước ta rất lớn nhưng sản xuất trong nước mới đáp ứng được 50% nhu cầu, còn lại phải nhập khẩu từ Trung Quốc.
Đa dạng hóa sản phẩm từ cây sen là mục tiêu mà nhóm nghiên cứu thuộc Trung tâm NC&PT Hoa, cây cảnh - Viện Nghiên cứu Rau quả đã tiến hành từ nhiều năm nay. Hàng trăm dòng lai hoa sen với các mục đích sử dụng khác nhau như lấy hạt, trồng chậu làm cảnh, trồng làm cảnh quan, lấy lá, lấy ngó, lấy củ,….đã được lai tạo từ nguồn vật liệu trong nước và nhập nội. Những dòng sen này không chỉ đa dạng về màu sắc và kiểu dáng hoa, mà còn có năng suất cao, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, đặc biệt phù hợp với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng Việt Nam.
Giống đào phai cánh kép của Thanh Hóa có nhiều đặc điểm quý: bông to (2,5-3,5 cm), cánh dày, số lượng cánh hoa > 15 cánh, hoa nở tập trung, màu hồng nhạt, độ bền hoa trên cành lâu (từ 8-10 ngày). Nguồn gen hoa đào này được trồng ở địa phương từ rất lâu đời, được người tiêu dùng ưa chuộng, giá bán khá cao. Tuy nhiên, nguồn gen mới chỉ được trồng tập trung chủ yếu ở xã Quảng Chính, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa, với khoảng 100 hộ dân, do tự phát, sản xuất nhỏ lẻ, manh mún. Tổng diện tích trồng nguồn gen hoa đào này khoảng 35-40 ha.
Thực hiện Dự án khuyến nông trung ương: “Xây dựng mô hình mẫu sản xuất sen gắn với phát triển du lịch sinh thái theo chuỗi giá trị” năm 2024, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Hoa, Cây cảnh (Viện Nghiên cứu Rau quả) đã phối hợp với Trung tâm Khuyến Nông tỉnh Nghệ An tiến hành xây dựng mô hình sản xuất sen gắn với phát triển du lịch sinh thái tại xã Phúc Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An với quy mô 8,0 ha.
Lễ hội sen Tây Hồ đã qua rồi, nhưng ấn tượng để lại trong lễ hội sen sẽ vẫn còn lưu giữ trong trái tim người thủ đô và những người yêu sen cả nước, yêu nét đẹp thuần khiết, tinh tuý và kỳ diệu của sen…