Cây hoa đào thuộc họ hoa hồng Rosaceae, bộ hoa hồng Rosales, lớp 2 lá mầm Magnoliopsida. Ở Việt Nam cây hoa đào được trồng lâu đời và thú chơi đào ngày Tết đã trở thành một phong tục, một nét sinh hoạt văn hóa đặc sắc không thể thiếu được của người dân miền Bắc nước ta.
1. Chuẩn bị cây gốc ghép:
- Cây gốc ghép được gieo từ hạt bằng phương pháp gieo vào bầu và phương pháp gieo trên luống. Sau khi gieo hạt được 15 đến 20 ngày, chiều cao cây đạt 5 - 7cm; có 2 đến 3 lá thật màu trắng thì nhổ đi trồng vào bầu.
- Chăm sóc cây gốc ghép: Thường xuyên, tưới nước giữ ẩm, làm cỏ dại và phá váng cho cây.
- Dùng NPK tổng hợp kết hợp phân bón lá phun tưới định kỳ tháng/lần. Mỗi lần bón khoảng từ 1-2kg phân NPK cho 100m2 vườn ươm.
- Phòng trừ sâu bệnh hại khi mới xuất hiện.
2. Ghép cây:
- Khi cây cao cây đạt 60-80cm, đường kính gốc 0,5 - 1,0cm, có thể tiến hành ghép.
- Chuẩn bị cành để lấy mắt ghép: Chọn những cành đào bánh tẻ, có nhiều mắt ngủ, khỏe mạnh, không sâu bệnh, cành, mầm, mắt ghép vẫn đảm bảo độ tươi khi mang đi ghép.
- Thời vụ ghép: Thời vụ ghép thích hợp nhất là từ giữa tháng 10 cho đến cuối tháng 11 âm lịch.
- Kỹ thuật ghép: Cây đào ghép bằng phương pháp ghép đoạn cành và phương pháp ghép mắt nhỏ có gỗ.
3. Chăm sóc cây sau ghép:
- Thường xuyên làm cỏ, vặt mầm dại cho cây và tưới nước giữ ẩm cho cây.
- Khi cành ghép bật cao được >5 cm, tưới phân NPK liều lượng 3-5 kg cho 100m2 vườn ươm, tưới định kỳ 1tháng / lần.
- Phun thuốc phòng trừ khi sâu bệnh xuất hiện.
- Khi chiều cao cành ghép đạt >30cm, đường kính gốc đạt >0,6 cm, thì có thể tiến hành mang đi trồng lấy hoa thương phẩm.
Mọi chi tiết xin liên hệ: Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Hoa, Cây cảnh - Viện Nghiên cứu Rau quả -Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội. Điện thoại: 0438.765.625
Tin tức khác