TextBody

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN HOA, CÂY CẢNH

Center for Flowers, Ornamentals Research and Development

Tiếng Việt English

QUY TRÌNH KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG HOA MAI VÀNG YÊN TỬ (Ochna integerrima)

22/05/2017
92

Quy trình tóm tắt

Cây mai vàng Yên Tử có nguồn gốc ở vùng núi Yên Tử, tỉnh Quảng Ninh. Hoa mai Yên Tử có 5 cánh, lộc màu xanh, cánh hoa có màu vàng tươi rất sáng và có mùi thơm nhẹ đặc trưng rất dễ chịu, kích thước hoa không lớn, đường kính khoảng 2-3cm. Đây là loài cây quý hiếm có giá trị về kinh tế cũng như đời sống tâm linh. Hiện nay nhu cầu chơi mai vàng Yên Tử ngày càng nhiều. Để đáp ứng nhu cầu của người chơi, cũng như duy trì và phát triển cây mai, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Hoa, Cây cảnh đã nghiên cứu, xây dựng quy trình kỹ thuật nhân giống mai vàng Yên Tử, với một số lưu ý sau: 

1. Gieo hạt:

- Chọn hạt giống: Hạt mai đã chín có màu đen bóng, chắc mẩy, căng tròn, không bị lép, không bị dị dạng và không có mầm bệnh.

- Xử lý hạt giống trước khi gieo: Hạt mai sau khi thu hoạch, rửa bằng nước sạch, loại bỏ những hạt lép, hạt kém chất lượng hạt bị sâu, bệnh và ngâm trong nước với tỷ lệ 2 sôi 3 lạnh (nhiệt độ từ 35oC đến 40oC) sau khi pha nước mới cho hạt vào ngâm và xử lý nấm bệnh.

- Gieo hạt: Gieo vào bầu hoặc luống đều được, khi gieo xong thì lấp đất dày từ 1-2cm, sau khi gieo, ta cần tưới nước giữ ẩm thường xuyên, đảm bảo độ ẩm đất duy trì ở mức 70-75%.

2. Ghép cành mai:

- Cây mai vàng thực sinh có sức sống cao, sinh trưởng, phát triển khỏe.

- Cành mai ghép lấy từ cây mai vàng Yên Tử thuần chủng, bánh tẻ, khỏe mạnh, không có dấu hiệu của sâu bệnh.

- Thời vụ ghép: Tốt nhất là vào các tháng mùa khô (từ tháng 10 đến tháng 3 âm lịch năm sau).

- Kỹ thuật ghép:

     + Dùng kéo cắt cành, cắt ngọn gốc ghép ở vị trí cách mặt đất 15-20cm để dưới vết cắt có nhiều lá bánh tẻ.

     + Lấy một đoạn cành có 2-3 mầm ngủ dùng dao cắt vát đầu gốc ghép tượng tầng của gốc và cành chống khít với nhau.

     + Dùng dây ni lông mảnh quấn kín vết ghép và đầu cành ghép

     + Sau khi ghép song phun thuốc trừ kiến, bọ cánh cứng để phòng chúng cắn thủng ni lông ghép làm khô cành ghép.

- Chăm sóc sau ghép: Khi cành ghép bật cao được > 5cm, tưới phân NPK liều lượng 1-2kg cho 100m2 vườn ươm, 7-10 ngày tưới 1 lần.

Mọi chi tiết xin liên hệ: Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Hoa, Cây cảnh - Viện Nghiên cứu Rau quả -Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội. Điện thoại: 0438.765.625 

Tin tức khác

PluginFacebook
TextFooter
Thông báo
Đóng