TextBody

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN HOA, CÂY CẢNH

Center for Flowers, Ornamentals Research and Development

Tiếng Việt English

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC HOA PHONG LỮ (Pelargonium sp.)

11/06/2017
60

Quy trình tóm tắt

Hoa Phong lữ (hay còn gọi là hoa phong lữ thảo, Thiên trúc quỳ) có nguồn gốc từ Địa Trung Hải, thường được trồng làm viền quanh cho khu vườn hoặc trồng thành từng luống hoặc có thể trồng trong các chậu để trang trí ở ban công, cửa nhà.... Hoa phong lữ có màu sắc phong phú, dễ trồng và hiện nay chúng đang được phát triển ở nước ta với quy mô, diện tích ngày càng lớn.

Trong những năm qua, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Hoa, Cây cảnh đã nghiên cứu, xây dựng quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa phong lữ, với một số lưu ý sau:

- Chọn cây giống:  Cây khỏe, đồng đều về kích cỡ, có 5-6 lá, chiều cao cây 4-6cm. 

- Giá thể và chậu trồng: Giá thể gồm đất phù sa 60% + phân chuồng 20% + trấu hun hoặc mùn rác 20%, dùng chậu nhựa có kích thước 30x23x21cm hoặc túi bầu nilon 21x20x17cm(đường kính miệng x chiều cao x đáy).

- Thời vụ trồng:  các tỉnh miền Bắc có thể trồng 3 vụ trong năm: trồng tháng 2, 9, 11. Một số vùng có khí hậu mát mẻ như Sơn La, Lào Cai có thể trồng quanh năm.

- Mật độ trồng: Tùy vào đường kính tán của từng giống để với mật độ 7-9 chậu/m2 hoặc 3-5 chậu/m2 .

- Kỹ thuật trồng và chăm sóc: Đặt bầu cây cao hơn mặt chậu từ 1-3cm, ấn chặt gốc và tưới nước. Tỉa bỏ lá hỏng, lá già, dùng các dạng phân bón tổng hợp NPK với tỷ lệ 3:1:1 hoặc 1:1:1 phù hợp với từng thời kỳ của cây. Ngoài ra cần bổ sung thêm chế phẩm dinh dưỡng để phát triển cành lá cân đối, ra nhiều hoa và kéo dài độ bền tự nhiên.

- Thời gian thu hoạch: Khi nụ phình to và bắt đầu có màu là mang chậu hoa đi tiêu thụ. Sử dụng bao giấy chuyên dụng. Nếu vận chuyển xa nên dùng xe lạnh giữ ở mức 8-10oC.

- Phòng trừ sâu bệnh hại: Chú ý phòng trừ các loại sâu bệnh hại như bệnh lở cổ rễ, thối thân, đốm lá, sâu vẽ bùa, sâu xanh, nhện,...

Mọi chi tiết xin liên hệ: Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Hoa, Cây cảnh - Viện Nghiên cứu Rau quả - Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội. ĐT: 0438.765.625 

Tin tức khác

PluginFacebook
TextFooter
Thông báo
Đóng